Dưới đây là chia sẻ của chị Phương về những rắc rối trong suốt 8 năm:

Tháng 9/2009, hai vợ chồng tôi chung vốn với gia đình người anh chồng mua để cùng mua một mảnh đất trị giá 2 tỷ đồng có hai mặt tiền rộng 180m2 ở quận Bình Tân. Vợ chồng anh là người đứng tên bởi vợ chồng tôi chỉ góp 1/4 số tiền. Để góp đủ 500 triệu, chúng tôi phải vay mượn thêm cộng với ít tiền còn dư khi bán căn nhà cũ. Chúng tôi dự định khi giá nhà tăng thì sẽ bán để kiếm lời.

Đến năm 2011, giá nhà tăng cao, cả mảnh đất nếu mang bán sẽ thu được 2,4 tỷ đồng. Khi đó, vợ chồng tôi sẽ nhận được 100 triệu đồng nhưng vì muốn giá tăng cao hơn nên gia đình anh chồng tôi không đồng ý bán.

Năm 2014, anh chồng tôi sử dụng một nửa phần đất này để xây nhà vì anh muốn sống trong không gian rộng rãi hơn khi có thêm cháu. Hai vợ chồng tôi đồng ý và yêu cầu anh tách thửa đất còn lại. Khi đó, giá đất Bình Tân tiếp tục tăng đợt mới, vợ chồng tôi tính sẽ bán phần đất của mình để trả nợ.

Năm 2016, anh chồng hoàn thiện xong ngôi nhà 4 tầng trên miếng đất 90m2 một mặt tiền. Anh cho một công ty thuê làm văn phòng với giá thuê mỗi tháng là 14 triệu. Khu đất hai mặt tiền còn lại vì vướng góc cột điện nên diện tích thực chỉ còn 84m2. Phần tách thửa bị kéo dài do thủ tục hoàn công lâu (anh thiếu nhà thầu 50 triệu).

Lúc này, vì gánh nặng trả nợ xây nhà khá lớn nên gia đình anh chồng tôi bán phần đất còn lại. Anh chị không nói với vợ chồng tôi mà đơn phương thỏa thuận nhận cọc 150 triệu bán khu đất 84m2 giá 1 tỷ 50 triệu. Hai bên sẽ phải đền gấp đôi tiền đặt cọc nếu không mua bán.

mua chung nhà đất
Chị Phương gặp nhiều rắc rối khi mua chung nhà đất với gia đình anh chồng. Ảnh minh họa

Trong một lần về quê ăn giỗ, tôi nghe được việc bán đất này. Tôi nhiều ngày tranh cãi với chồng do bị đặt vào thế đã rồi. Trước đó, đi dò hỏi, tôi được biết giá đất khi đó là 20-21 triệu/m2 mà anh chồng chỉ bán với giá 12,5 triệu/m2.

Tôi bàn với chồng vay thêm tiền để mua phần đất đó xây nhà cho thuê nhưng chồng tôi không chịu vì việc trả nợ hiện tại đã quá mệt mỏi, chưa tính phải đi thương lượng với bên đã đặt cọc mua đất.

Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định vay mượn gia đình mua lại cả miếng đất 84m2 và không xây nhà nữa. Tôi tính sẽ bán cả khu đất đi để trả nợ nếu giá nhà đất tăng cao. Nghĩ vậy, gia đình tôi cùng anh chồng đi gặp người đã đặt cọc mua đất. Thấy tờ thỏa thuận mua đất giữa anh chồng và vợ chồng tôi, biết là có người đồng sở hữu mảnh đất nên bên mua hủy hợp đồng.

Tôi thuyết phục họ nhận bồi thường 80 triệu, chúng tôi chi 40 triệu còn anh chồng bỏ ra 40 triệu. Vì quá mệt mỏi nên tôi bán đất luôn khi làm xong giấy tờ. Tuy nhiên, gần một năm sau đó, thủ tục mới hoàn thành. Đến tháng 10, chúng tôi bán mảnh đất 84m2 với giá 3 tỷ và nhận về được 1,5 tỷ.

Sau lần mua bán này, tôi thấy mình đã mắc nhiều sai lầm:

- Không chủ động được việc mua bán

- Do không đủ tiền nên phải trả lãi vay khi mua chung đất

- Mất tình cảm gia đình

- Thời gian thu hồi vốn quá dài (8 năm)

- Nếu anh chị chồng đổ vỡ thì việc tranh chấp còn khó hơn

Xét về vật chất, so với gửi ngân hàng, chúng tôi có lời hơn một chút. Nhưng về tình cảm, hiện tôi và gia đình anh chồng "bằng mặt mà không bằng lòng".

Về việc người thân mua chung bất động sản, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư Tp.HCM) tư vấn:

Mua chung bất động sản đã được pháp luật thừa nhận và đây là một thỏa thuận dân sự. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013: "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

Việc mua chung bất động sản rất dễ xảy ra tranh chấp và có nhiều rủi ro khi chỉ có một bên đứng tên nhưng không được thỏa thuận rõ. Khi đó, quyền quản lý, sử dụng tài sản chung của người không đứng tên sẽ bị cản trở. Hoặc cùng đứng tên nhưng hai bên không thỏa thuận được nên dẫn đến tranh chấp.

Điều quan trọng nhất để hạn chế rủi ro khi mua chung nhà đất là các bên phải thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản. Trong đó, những nội dung cần được nêu rõ gồm: các vấn đề về quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung; phần đóng góp, tỷ lệ sở hữu của mỗi bên; ghi tên các bên (nếu chỉ để một người đại diện thì phải có văn bản thỏa thuận về việc này).

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME