Ấn Độ tăng tốc phát hành trái phiếu hậu thuẫn BĐS
Các công ty BĐS Ấn Độ đang chuẩn bị bán trái phiếu đầu tiên được hỗ trợ từ tiền cho thuê cao ốc văn phòng và các trung tâm mua sắm.
Các trái phiếu này sẽ mở ra nguồn vốn mới cho ngành BĐS thương mại đang bị gánh món nợ 22 tỉ đôla từ ngân hàng và các bên đi thuê chậm trả tiền, và thích ứng với quy định mới cho phép các công ty xây dựng gây quỹ thông qua các quỹ tín thác đầu tư BĐS (REIT).
(Ảnh: Người đàn ông đạp xe qua biển quảng cáo công ty xây dựng DFL Ltd. ở Mumbai) |
Công ty cho vay BĐS và hạ tầng IDFC đang đi tiên phong với kế hoạch bán ít nhất 3 tỷ rupi trong an ninh nợ được hỗ trợ từ tiền cho thuê công viên CNTT ở Noida và một đặc khu kinh tế tại Pune.
DLF, công ty xây dựng lớn nhất có niêm yết trên sàn CK Ấn Độ đang đàm phán để tăng quỹ lên 10 tỷ rupi nhờ trái phiếu hậu thuẫn từ tiền cho thuê 2 trung tâm thương mại đến hết năm. Công ty này trước đây cũng từng gây quỹ bằng cách thức này. Công ty xây dựng K. Raheja Corp cũng đang theo đuổi thỏa thuận đảm bảo tài sản, nhưng quá trình cũng không được nhanh theo lời ông chủ tịch tập đoàn Neel Raheja.
Credit Suisse và JP Morgan nằm trong số các ngân hàng tiếp cận các công ty và nhà đầu tư BĐS nhằm đánh giá mối quan tâm của đối tượng này đến cấu trúc. Cả hai ngân hàng đều từ chối bình luận sự kiện bán trái phiếu này.
Một giám đốc quỹ cấp cao giấu tên cho biết: “Các ngân hàng đã ủy quyền giao dịch của IDFC và DLF cho chúng tôi. Chúng tôi đang đánh giá rủi ro sản phầm và chờ xếp hạng”. Ông cho biết IDFC có khả năng phát hành trái phiếu đầu tiên trong vòng 1 tháng nữa.
Các công ty xây dựng BĐS tại Ấn Độ, đặc biệt là công ty gia đình thường dựa vào vốn vay ngân hàng và bán trái phiếu để tài trợ các hoạt động của họ.
Thị trường trái phiếu công ty ở Ấn Độ có truyền thống là thiếu chiều sâu và tính thanh khoản để có thể được coi là nguồn tài trợ chính cho toàn bộ trừ các công ty có tên tuổi. Ngày càng nhiều trái phiếu ngoại lai không thể cất cánh nổi vì không hấp dẫn nhà đầu tư và các hạn chế về quy định cản trở các nhà đầu tư như các quỹ hưu trí trong việc mua tài sản rủi ro.
Trái phiếu hậu thuẫn BĐS có mang rủi ro, công ty phát hành có thể vỡ nợ nếu tiền thuê bị gián đoạn. Mất khả năng thanh toán tài sản thế chấp chính là nguyên nhân chính của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Theo ông Sandeep Singh, giám đốc tài chính cấu trúc của Fitch Ratings tại Mumbai thì thị trường trái phiếu hậu thuẫn BĐS Ấn Độ có xu hướng phát triển từ từ.
NT (Lược dịch)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet