Bãi bỏ công chứng nhà đất: Cải tiến hay cải ... lùi?
Ngày 5-5-2011, Bộ Xây dựng đã có công văn đè nghị Bộ Tư pháp sửa đổi Luật Nhà ở theo hướng bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng đối với 7 loại hợp đồng về nhà, đất ở. Tuy nhiên, đề xuất này đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ người dân và các cơ quan chức năng.
Nhiều vấn đề nảy sinh
Ông Đào Công Hải - một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản nhận xét: “Việc không bắt buộc công chứng trong trường hợp mua bán bất động sản sẽ tạo kẽ hở cho việc mua bán "chui". Ở các nước phát triển, việc mua bán nhà đất bắt buộc phải qua công chứng, theo đó luật sư sẽ nhận được tất cả thông tin như thế chấp ngân hàng, tên người đứng chủ quyền... Tất cả thông tin cũ và mới nhất về nhà đất muốn sang nhượng sẽ được gửi đến văn phòng luật sư. Trong khi ở nước ta phòng công chứng chỉ chứng hợp đồng sang nhượng, rồi người mua tự đi đăng ký sang tên. Văn phòng công chứng chỉ làm hợp đồng dựa trên giấy tờ mà người bán cung cấp và lập hợp đồng sang nhượng không cần xác minh. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Cùng chung quan điểm, anh Hoàng Hà, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy thừa nhận: “Số tiền mua bán một căn nhà thường có giá trị hàng tỷ đồng, việc mua bán nhà không có xác nhận của công chứng viên khác nào mua bán trao tay. Giả sử tôi là bên mua nhà, ai đảm bảo là giấy tờ họ cung cấp về nhà, đất là đúng sự thật, không có tranh chấp, khiếu kiện, mờ ám. Đó là chưa kể trong quá trình giao dịch, họ đổi ý, người dân biết kiện, đòi bồi thường thế nào. Nếu không bắt buộc công chứng, tôi nghĩ cũng nên đưa ra những quy định cần thiết giúp người dân đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng giao dịch bất động sản, tránh xảy ra những hậu quả sau này”.
Như vậy, một hợp đồng mà không được làm chặt chẽ ngay từ đầu thì người mua hay người bán sẵn sàng thay đổi ý định khi mà giá trị hợp đồng ấy khác đi, không thống nhất với nhau thì đưa ra tòa. Công chứng là để đảm bảo tính an toàn pháp lý, còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào kết quả xác nhận của công chứng để cấp “sổ đỏ”, làm thủ tục mua bán, cho thuê nhà đất. Tuy nhiên trên thực tế đã có không ít trường hợp hợp đồng giao dịch nhà đất được thực hiện 2 lần mà chính những văn phòng công chứng cũng không xác minh được do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan công chứng.
Thà thêm thủ tục hành chính…
Trên thực tế, không ít vụ việc liên quan đến giao dịch bất động sản dẫn đến tranh chấp thường xuất phát từ nguyên nhân hai bên thực hiện hợp đồng giao dịch đơn phương. Đơn cử như vụ việc xảy ra ở huyện Từ Liêm, ông N.V.B mua nhà của bà T.H cách đây 10 năm hai bên xác nhận việc mua bán bằng một bản thỏa thuận viết tay. Năm 2010, ông B muốn sang tên mảnh đất trên thì văn phòng nhà đất nơi ông B sinh sống cho rằng không hợp lệ với lý do hợp đồng mua bán nhà viết tay, thiếu tính pháp lý.
Ông B tìm đến bà H để thỏa thuận ký một bản hợp đồng mua bán nhà mới có sự làm chứng của công chứng viên thay cho bản hợp đồng viết tay giữa 2 bên trước đó. Bà H không đồng ý bởi lý do mảnh đất bán cho ông B giờ đã có giá gấp 20 lần trước kia. Hai bên kéo nhau ra tòa giải quyết. Vụ việc cho đến giờ vẫn chưa ngã ngũ…
“Khi mua bán tài sản có giá trị lớn như bất động sản giữa hai người không quen biết, tất yếu cần có một người làm chứng cho thỏa thuận giữa họ để có cơ sở giải quyết nếu có tranh chấp. Không những thế, người làm chứng còn có thể giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên, xác định tư cách các chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia giao dịch hay không, có đúng ý chí của họ hay không. Thủ tục công chứng đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên, ổn định trật tự xã hội, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tranh chấp.
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa rất nhanh, số lượng giao dịch bất động sản lớn, nếu mua bán nhà không bắt buộc qua công chứng, không có người làm chứng thì những tình huống lừa đảo sẽ xảy ra”, một cán bộ đang công tác trong ngành tòa án đã đưa ra quan điểm về vấn đề này. Công chứng hợp đồng về nhà ở có lợi lớn nhất là hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, bất lợi là thêm thủ tục. Trong trường hợp này, để tránh được rủi ro, mà là rủi ro tiền tỷ, đa phần người dân được hỏi đã chọn thà... thêm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, với những người dân “ngại” tham gia vào những thủ tục hành chính thì không bắt buộc công chứng.
Ông Đào Công Hải - một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản nhận xét: “Việc không bắt buộc công chứng trong trường hợp mua bán bất động sản sẽ tạo kẽ hở cho việc mua bán "chui". Ở các nước phát triển, việc mua bán nhà đất bắt buộc phải qua công chứng, theo đó luật sư sẽ nhận được tất cả thông tin như thế chấp ngân hàng, tên người đứng chủ quyền... Tất cả thông tin cũ và mới nhất về nhà đất muốn sang nhượng sẽ được gửi đến văn phòng luật sư. Trong khi ở nước ta phòng công chứng chỉ chứng hợp đồng sang nhượng, rồi người mua tự đi đăng ký sang tên. Văn phòng công chứng chỉ làm hợp đồng dựa trên giấy tờ mà người bán cung cấp và lập hợp đồng sang nhượng không cần xác minh. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Không bắt buộc công chứng với các giao dịch nhà đất có tiềm ẩn rủi ro? (ảnh minh họa) |
Cùng chung quan điểm, anh Hoàng Hà, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy thừa nhận: “Số tiền mua bán một căn nhà thường có giá trị hàng tỷ đồng, việc mua bán nhà không có xác nhận của công chứng viên khác nào mua bán trao tay. Giả sử tôi là bên mua nhà, ai đảm bảo là giấy tờ họ cung cấp về nhà, đất là đúng sự thật, không có tranh chấp, khiếu kiện, mờ ám. Đó là chưa kể trong quá trình giao dịch, họ đổi ý, người dân biết kiện, đòi bồi thường thế nào. Nếu không bắt buộc công chứng, tôi nghĩ cũng nên đưa ra những quy định cần thiết giúp người dân đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng giao dịch bất động sản, tránh xảy ra những hậu quả sau này”.
Như vậy, một hợp đồng mà không được làm chặt chẽ ngay từ đầu thì người mua hay người bán sẵn sàng thay đổi ý định khi mà giá trị hợp đồng ấy khác đi, không thống nhất với nhau thì đưa ra tòa. Công chứng là để đảm bảo tính an toàn pháp lý, còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào kết quả xác nhận của công chứng để cấp “sổ đỏ”, làm thủ tục mua bán, cho thuê nhà đất. Tuy nhiên trên thực tế đã có không ít trường hợp hợp đồng giao dịch nhà đất được thực hiện 2 lần mà chính những văn phòng công chứng cũng không xác minh được do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan công chứng.
Thà thêm thủ tục hành chính…
Trên thực tế, không ít vụ việc liên quan đến giao dịch bất động sản dẫn đến tranh chấp thường xuất phát từ nguyên nhân hai bên thực hiện hợp đồng giao dịch đơn phương. Đơn cử như vụ việc xảy ra ở huyện Từ Liêm, ông N.V.B mua nhà của bà T.H cách đây 10 năm hai bên xác nhận việc mua bán bằng một bản thỏa thuận viết tay. Năm 2010, ông B muốn sang tên mảnh đất trên thì văn phòng nhà đất nơi ông B sinh sống cho rằng không hợp lệ với lý do hợp đồng mua bán nhà viết tay, thiếu tính pháp lý.
Ông B tìm đến bà H để thỏa thuận ký một bản hợp đồng mua bán nhà mới có sự làm chứng của công chứng viên thay cho bản hợp đồng viết tay giữa 2 bên trước đó. Bà H không đồng ý bởi lý do mảnh đất bán cho ông B giờ đã có giá gấp 20 lần trước kia. Hai bên kéo nhau ra tòa giải quyết. Vụ việc cho đến giờ vẫn chưa ngã ngũ…
“Khi mua bán tài sản có giá trị lớn như bất động sản giữa hai người không quen biết, tất yếu cần có một người làm chứng cho thỏa thuận giữa họ để có cơ sở giải quyết nếu có tranh chấp. Không những thế, người làm chứng còn có thể giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên, xác định tư cách các chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia giao dịch hay không, có đúng ý chí của họ hay không. Thủ tục công chứng đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên, ổn định trật tự xã hội, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tranh chấp.
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa rất nhanh, số lượng giao dịch bất động sản lớn, nếu mua bán nhà không bắt buộc qua công chứng, không có người làm chứng thì những tình huống lừa đảo sẽ xảy ra”, một cán bộ đang công tác trong ngành tòa án đã đưa ra quan điểm về vấn đề này. Công chứng hợp đồng về nhà ở có lợi lớn nhất là hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, bất lợi là thêm thủ tục. Trong trường hợp này, để tránh được rủi ro, mà là rủi ro tiền tỷ, đa phần người dân được hỏi đã chọn thà... thêm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, với những người dân “ngại” tham gia vào những thủ tục hành chính thì không bắt buộc công chứng.
Sẽ khiến giao dịch rủi ro cao Công chứng viên có vai trò như những “thẩm phán phòng ngừa”, giúp giảm thiểu rủi ro, phức tạp không đáng có cho các bên giao dịch. Hợp đồng công chứng là căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Mặt khác, nếu hợp đồng mua bán nhà đất không bắt buộc qua công chứng sẽ dồn gánh nặng cho các văn phòng đăng ký nhà đất. Trên thực tế, những văn phòng nhà đất thuộc các quận, huyện chỉ kiểm tra hồ sơ đủ thành phần theo thủ tục quy định rồi tiến hành đăng ký vào giấy chứng nhận. Còn ý chí giữa các bên tham gia hợp đồng, nội dung hợp đồng có phù hợp pháp luật hay không thì cơ quan này không làm. Hơn nữa, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn thiếu cán bộ, khó đáp ứng được trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật để đảm đương được công việc. Nếu giao cho cơ quan cấp giấy chứng nhận nhà đất kiêm luôn công việc của công chứng sẽ quay trở lại như trước đây khi các cơ quan này phải "ôm" hết việc dù không cần thiết, từ đó gây quá tải, ách tắc trầm trọng hơn. Ông Nguyễn Việt Thắng (Văn phòng Công chứng A1, đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội) |
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet