Báo cáo về đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Chiều 29-3, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp để nghe báo cáo về Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Qua nhiều lần lấy ý kiến và chỉnh sửa, phiên bản Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được trình bày trước Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội được đánh giá là khá toàn diện.
Theo đơn vị tư vấn, năm 2030 dân số toàn TP dự kiến khoảng 9,1 triệu người; trong đó thành thị khoảng 6,2 triệu người, nông thôn khoảng 2,9 triệu người. Đến năm 2050, dân số sẽ trên 10 triệu người. Dân số trong 5 đô thị trực thuộc TP khoảng 1,38 triệu người. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng dân toàn TP không tăng quá 2-3%/năm, giảm dần còn dưới 1,5% giai đoạn 2030-2050. 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn sẽ có quy mô dân số từ 12,7 vạn đến 75 vạn người. Đáng chú ý, khu vực nội thành từ Vành đai 2 đến trung tâm được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa Thăng Long có dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng...
Trái với hoài nghi của nhiều người, trong đồ án lần này, 68% diện tích đất tự nhiên được dành cho khu vực hành lang xanh vẫn được giữ nguyên và đây cũng là một tiêu chí mà TP quyết tâm phấn đấu trong tương lai. Theo đồ án quy hoạch mới, trước mắt trụ sở một số cơ quan hành chính nhà nước sẽ được quy hoạch tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Về lâu dài, quỹ đất dự trữ xây dựng đô thị hành chính sẽ được gắn với Trung tâm hành chính quốc gia dự kiến tại khu vực chân núi Ba Vì và gắn với phía Bắc đô thị Hòa Lạc.
Trong tương lai, Hà Nội sẽ xây mới 8 cầu và 1 hầm qua sông Hồng. Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cải tạo đường sắt ngoại ô kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối. Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc đạt 20-25 và 50 triệu hành khách/năm vào các năm 2020, 2030 và 2050…
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thẩm định Đồ án Quy hoạch Hà Nội nhận định, những nội dung của Đồ án được đưa ra lần này đã cơ bản thống nhất. Trong tương lai, cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể, Hà Nội sẽ phát triển theo hướng gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh. Song để việc thực hiện đạt hiệu quả, các nhà tư vấn, phản biện cần định hình, định lượng rõ từng nội dung như làm thế nào để giảm dần số dân ở khu vực trung tâm từ 2,2 triệu người xuống còn 1,6 triệu người trong năm 2020. Chức năng và vị trí của từng đô thị vệ tinh, vấn đề bảo tồn, kiểm soát giữa hành lang xanh và vành đai xanh cũng cần được làm rõ.
Buổi làm việc đã đề cập tới những nội dung cốt lõi nhất của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Sắp tới, Ban Chấp hành Đảng bộ TP sẽ dành một ngày để bàn và cho ý kiến chi tiết về vấn đề này.
Các đồng chí lãnh đạo thành phố xem mô hình Quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đơn vị tư vấn, năm 2030 dân số toàn TP dự kiến khoảng 9,1 triệu người; trong đó thành thị khoảng 6,2 triệu người, nông thôn khoảng 2,9 triệu người. Đến năm 2050, dân số sẽ trên 10 triệu người. Dân số trong 5 đô thị trực thuộc TP khoảng 1,38 triệu người. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng dân toàn TP không tăng quá 2-3%/năm, giảm dần còn dưới 1,5% giai đoạn 2030-2050. 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn sẽ có quy mô dân số từ 12,7 vạn đến 75 vạn người. Đáng chú ý, khu vực nội thành từ Vành đai 2 đến trung tâm được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa Thăng Long có dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng...
Trái với hoài nghi của nhiều người, trong đồ án lần này, 68% diện tích đất tự nhiên được dành cho khu vực hành lang xanh vẫn được giữ nguyên và đây cũng là một tiêu chí mà TP quyết tâm phấn đấu trong tương lai. Theo đồ án quy hoạch mới, trước mắt trụ sở một số cơ quan hành chính nhà nước sẽ được quy hoạch tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Về lâu dài, quỹ đất dự trữ xây dựng đô thị hành chính sẽ được gắn với Trung tâm hành chính quốc gia dự kiến tại khu vực chân núi Ba Vì và gắn với phía Bắc đô thị Hòa Lạc.
Trong tương lai, Hà Nội sẽ xây mới 8 cầu và 1 hầm qua sông Hồng. Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cải tạo đường sắt ngoại ô kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối. Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc đạt 20-25 và 50 triệu hành khách/năm vào các năm 2020, 2030 và 2050…
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thẩm định Đồ án Quy hoạch Hà Nội nhận định, những nội dung của Đồ án được đưa ra lần này đã cơ bản thống nhất. Trong tương lai, cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể, Hà Nội sẽ phát triển theo hướng gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh. Song để việc thực hiện đạt hiệu quả, các nhà tư vấn, phản biện cần định hình, định lượng rõ từng nội dung như làm thế nào để giảm dần số dân ở khu vực trung tâm từ 2,2 triệu người xuống còn 1,6 triệu người trong năm 2020. Chức năng và vị trí của từng đô thị vệ tinh, vấn đề bảo tồn, kiểm soát giữa hành lang xanh và vành đai xanh cũng cần được làm rõ.
Buổi làm việc đã đề cập tới những nội dung cốt lõi nhất của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Sắp tới, Ban Chấp hành Đảng bộ TP sẽ dành một ngày để bàn và cho ý kiến chi tiết về vấn đề này.
Theo HNM
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet