Bất động sản Trung Quốc sẽ theo gót Dubai?
Sau khi khủng hoảng những khoản nợ ở Dubai bùng nổ nhiều chuyên gia phân tích đã đặt ra một câu hỏi rằng, tại sao Trung Quốc không có nhiều hạng mục đầu tư vào Dubai mà nước này lại có phản ứng mạnh mẽ đến như vậy?
Một số ý kiến tin rằng, có thể do bong bóng bùng nổ tại thị trường bất động sản khiến cho kinh tế Dubai bị khủng hoảng nặng. Sự thăng trầm của Dubai, có liên quan trực tiếp đến sự bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là những bong bóng nguy hiểm này đến thời gian bùng nổ.
Từ năm 2003 cho đến nay, Chính phủ Dubai đã tăng giá các mặt hàng lên mạnh mẽ, điều này lý giải rằng chính bong bóng thị trường bất động sản đã khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng bong bóng nghiêm trọng. Một năm trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai đã tăng lên gần 5 lần. Cùng với những dịu bớt của khủng hoảng tài chính, bong bóng thị trường nhà đất bắt đầu bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai tụt dốc không phanh.
Đầu năm ngoái, thị trường bất động sản của Dubai vẫn phát triển rầm rộ và bắt đầu sụp đổ ngay sau đó, một loạt các dự án xây dựng lớn bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ. Đến tháng 6 năm nay, mặc dù một loạt các thông tin dồn dập như sự sụp đổ của một số lớn ngân hàng và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới nhưng Dubai vẫn không ngừng từ bỏ việc theo đuổi các hồ sơ xây dựng lớn, thậm chí Dubai còn tuyên bố xây dựng một toà nhà chọc trời cao nhất thế giới với độ cao 1100m… Nhưng cuối cùng cái "ngày định mệnh" đã đến, những bong bóng bất động sản đã bùng nổ.
Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, bản chất khủng hoảng của Dubai là đi từ thị trường bất động sản, nền kinh tế đã phụ thuộc vào thị trường bất động sản nóng sốt. Thị trường nhà đất phục hồi là một nhân tố quan trọng trong bối cảnh của phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của giá nhà đất cũng là một điều đáng ngại, sự phồn vinh bất thường này của thị trường bất động sản có thể biến thành những mối nguy hiểm về bong bóng nhà đất.
Ở Trung Quốc, không chỉ những năm gần đây giá nhà đất liên tục tăng lên, tồn tại bong bóng bất động sản, Chính phủ nước còn thất bại trong việc khống chế có hiệu quả bong bóng giá nhà đất. Hậu quả chắc chắn xảy ra đó là một lượng lớn những nguồn của cải giàu có sẽ bị bốc hơi, giá trị thực của tài sản sẽ bị thu hẹp lại. Trước thực trạng này việc chính phủ Trung Quốc đưa ra những kích thích kinh tế lại chính những khoản nợ mà người dân phải gánh chịu.
Trên thực tế, nếu nói rằng những khoản nợ của Dubai là đối với nước ngoài thì những khoản nợ của Trung Quốc chính là những khoản “nợ mềm” ở trong nước. Những khoản nợ mềm này vẫn cần phải thanh toán và không còn lựa chọn nào khác.
Các chuyên gia phân tích khẳng định, khủng hoảng ở Dubai chỉ có tác dụng cảnh báo đối với Trung Quốc mà thôi. Nều kinh tế Trung Quốc nên càng sớm càng tốt thoát ra khỏi sự phụ thuộc quá độ vào ngành bất động sản, cần phải “ra tay” kịp thời trong việc khống chế bong bóng bất động sản bùng nổ. Nếu như không có những sách lược cụ thể Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một Dubai thứ hai.
Từ năm 2003 cho đến nay, Chính phủ Dubai đã tăng giá các mặt hàng lên mạnh mẽ, điều này lý giải rằng chính bong bóng thị trường bất động sản đã khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng bong bóng nghiêm trọng. Một năm trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai đã tăng lên gần 5 lần. Cùng với những dịu bớt của khủng hoảng tài chính, bong bóng thị trường nhà đất bắt đầu bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai tụt dốc không phanh.
Đầu năm ngoái, thị trường bất động sản của Dubai vẫn phát triển rầm rộ và bắt đầu sụp đổ ngay sau đó, một loạt các dự án xây dựng lớn bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ. Đến tháng 6 năm nay, mặc dù một loạt các thông tin dồn dập như sự sụp đổ của một số lớn ngân hàng và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới nhưng Dubai vẫn không ngừng từ bỏ việc theo đuổi các hồ sơ xây dựng lớn, thậm chí Dubai còn tuyên bố xây dựng một toà nhà chọc trời cao nhất thế giới với độ cao 1100m… Nhưng cuối cùng cái "ngày định mệnh" đã đến, những bong bóng bất động sản đã bùng nổ.
Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, bản chất khủng hoảng của Dubai là đi từ thị trường bất động sản, nền kinh tế đã phụ thuộc vào thị trường bất động sản nóng sốt. Thị trường nhà đất phục hồi là một nhân tố quan trọng trong bối cảnh của phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của giá nhà đất cũng là một điều đáng ngại, sự phồn vinh bất thường này của thị trường bất động sản có thể biến thành những mối nguy hiểm về bong bóng nhà đất.
Ở Trung Quốc, không chỉ những năm gần đây giá nhà đất liên tục tăng lên, tồn tại bong bóng bất động sản, Chính phủ nước còn thất bại trong việc khống chế có hiệu quả bong bóng giá nhà đất. Hậu quả chắc chắn xảy ra đó là một lượng lớn những nguồn của cải giàu có sẽ bị bốc hơi, giá trị thực của tài sản sẽ bị thu hẹp lại. Trước thực trạng này việc chính phủ Trung Quốc đưa ra những kích thích kinh tế lại chính những khoản nợ mà người dân phải gánh chịu.
Trên thực tế, nếu nói rằng những khoản nợ của Dubai là đối với nước ngoài thì những khoản nợ của Trung Quốc chính là những khoản “nợ mềm” ở trong nước. Những khoản nợ mềm này vẫn cần phải thanh toán và không còn lựa chọn nào khác.
Các chuyên gia phân tích khẳng định, khủng hoảng ở Dubai chỉ có tác dụng cảnh báo đối với Trung Quốc mà thôi. Nều kinh tế Trung Quốc nên càng sớm càng tốt thoát ra khỏi sự phụ thuộc quá độ vào ngành bất động sản, cần phải “ra tay” kịp thời trong việc khống chế bong bóng bất động sản bùng nổ. Nếu như không có những sách lược cụ thể Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một Dubai thứ hai.
Theo Vitinfo
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet