Biến hóa không gian với nhà diện tích nhỏ
Với những nhà có ưu tiên về diện tích, thiết kế nội thất sao cho hài hòa và sang trọng đã là điều không hề đơn giản. Hơn nữa với diện tích hẹp làm sao để không gian không bị chật chội, nhỏ mà vẫn đẹp và tiện nghi là mối quan tâm của rất nhiều gia đình trong tình hình hiện nay khi mà giá đất và dân số đang tăng tỷ lệ thuận.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ với một số "tiểu xảo" nhỏ và một chút tinh tế, sẽ khiến cho "ngôi nhà nhỏ mà lại không nhỏ".
1. Trang trí giản tiện và tinh tế
Dễ thay đổi nhất trong căn nhà là đồ đạc. Chúng ta nên cân nhắc khi chọn lựa đồ đạc, từ những thứ nhỏ nhất. Đồ đạc cho ngôi nhà nhỏ nên đơn giản, hiện đại và không quá nhiều chi tiết.
Chọn vị trí sắp xếp cũng rất quan trọng. Sắp xếp vừa đủ, gọn gàng theo hình dáng của căn phòng, ưu tiên dành không gian càng thoáng càng tốt. Bố trí xa tầm mắt sẽ tạo cảm giác rộng hơn, chiều sâu tăng lên.
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi không gian. Với không gian nhỏ nên hạn chế trang trí quá nhiều và màu sắc sặc sỡ. Màu sắc trung tính như ghi, vàng nhạt, vv...sẽ dễ kết hợp đồ và làm không gian rộng mở, thoáng mát. Màu sắc trần nhà phải hài hòa với tường. Sơn đồng màu tạo cảm giác cao và rộng cho ngôi nhà bởi tầm mắt không bị hạn chế và cản trở.
Tận dụng liên thông sẽ giúp tiết kiệm được diện tích và làm thoáng không gian. Ví dụ bạn có thể kết hợp phòng khách liên thông với bếp ăn; phòng sinh hoạt chung kết hợp với đọc sách, gia đình có thể quây quần và đọc sách cùng nhau sẽ rất ấm cúng. Ngoài ra việc tận dụng tối đa các không gian có thể view ra phía ngoài giúp lấy thêm ánh sáng và gió vào nhà.
Điểm nhấn rất cần trong mỗi không gian bởi nó thu hút tấm ngắm của mọi người và làm cho ngôi nhà nổi bật. Nghiên cứu kỹ về góc nhìn, những điểm mà chúng ta quan sát từng không gian để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Ví dụ khi đi vào cửa chính, vị trí cần nhấn tạo ấn tượng nên bố trí vào góc xa xa, đồ vật chỉ nên vừa đủ nhìn thấy. Hạn chế chọn nhiều vật nhấn, mỗi không gian chỉ nên có một tại vị trí thích hợp. Khu vực để tivi cũng sẽ là điểm nhấn thu hút.
Một chùm đèn tinh tế trong phòng khách cũng tạo nên nét duyên dáng cho ngôi nhà. Kết hợp với các vật liệu nhẹ nhàng, như gương sẽ mang lại tác dụng lớn trong việc nhân đôi không gian. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ cho mỗi phòng chức năng. Với phòng ăn rất phù hợp nếu đặt một chiếc gương, vì theo quan niệm số lượng đồ ăn trên bàn sẽ được tăng lên hai lần, đáp ứng được không gian rộng mà theo người xưa là rất tốt.
1. Trang trí giản tiện và tinh tế
Dễ thay đổi nhất trong căn nhà là đồ đạc. Chúng ta nên cân nhắc khi chọn lựa đồ đạc, từ những thứ nhỏ nhất. Đồ đạc cho ngôi nhà nhỏ nên đơn giản, hiện đại và không quá nhiều chi tiết.
Chọn vị trí sắp xếp cũng rất quan trọng. Sắp xếp vừa đủ, gọn gàng theo hình dáng của căn phòng, ưu tiên dành không gian càng thoáng càng tốt. Bố trí xa tầm mắt sẽ tạo cảm giác rộng hơn, chiều sâu tăng lên.
Đồ đạc đơn giản, nhưng hiện đại thích hợp với những ngôi nhà nhỏ
2. Màu sắc nhẹ nhàngMàu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi không gian. Với không gian nhỏ nên hạn chế trang trí quá nhiều và màu sắc sặc sỡ. Màu sắc trung tính như ghi, vàng nhạt, vv...sẽ dễ kết hợp đồ và làm không gian rộng mở, thoáng mát. Màu sắc trần nhà phải hài hòa với tường. Sơn đồng màu tạo cảm giác cao và rộng cho ngôi nhà bởi tầm mắt không bị hạn chế và cản trở.
Sơn tường và trần nhà đồng màu tạo cảm giác cao rộng
3. Liên thông không gianTận dụng liên thông sẽ giúp tiết kiệm được diện tích và làm thoáng không gian. Ví dụ bạn có thể kết hợp phòng khách liên thông với bếp ăn; phòng sinh hoạt chung kết hợp với đọc sách, gia đình có thể quây quần và đọc sách cùng nhau sẽ rất ấm cúng. Ngoài ra việc tận dụng tối đa các không gian có thể view ra phía ngoài giúp lấy thêm ánh sáng và gió vào nhà.
Phòng khách liên thông với phòng ăn giúp tiết kiệm diện tích
4. Tạo điểm nhấn cho ngôi nhàĐiểm nhấn rất cần trong mỗi không gian bởi nó thu hút tấm ngắm của mọi người và làm cho ngôi nhà nổi bật. Nghiên cứu kỹ về góc nhìn, những điểm mà chúng ta quan sát từng không gian để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Ví dụ khi đi vào cửa chính, vị trí cần nhấn tạo ấn tượng nên bố trí vào góc xa xa, đồ vật chỉ nên vừa đủ nhìn thấy. Hạn chế chọn nhiều vật nhấn, mỗi không gian chỉ nên có một tại vị trí thích hợp. Khu vực để tivi cũng sẽ là điểm nhấn thu hút.
Một chùm đèn tinh tế trong phòng khách cũng tạo nên nét duyên dáng cho ngôi nhà. Kết hợp với các vật liệu nhẹ nhàng, như gương sẽ mang lại tác dụng lớn trong việc nhân đôi không gian. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ cho mỗi phòng chức năng. Với phòng ăn rất phù hợp nếu đặt một chiếc gương, vì theo quan niệm số lượng đồ ăn trên bàn sẽ được tăng lên hai lần, đáp ứng được không gian rộng mà theo người xưa là rất tốt.
Mỗi không gian chỉ nên có một điểm nhấn
Với diện tích nhỏ hẹp, không có phép màu nào có thể tăng diện tích lên, nhưng vẫn có những bí quyết đem lại phép màu kỳ diệu trong việc mở rộng không gian cho ngôi nhà bé xinh của bạn. KTS. Vũ Quang Định
Công ty cổ phần Aspace
(Theo Đô Thị)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet