Bộ Xây dựng đề xuất "nới" các khoản vay bất động sản
Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước ngày 27/6, Bộ Xây dựng cho rằng, sau một thời gian các ngân hàng thương mại áp dụng thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng khó khăn.
Bộ Xây dựng vừa chính thức lên tiếng về chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.
Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước ngày 27/6, Bộ Xây dựng cho rằng, sau một thời gian các ngân hàng thương mại áp dụng thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều dự án bị đình lại do thiếu vốn, thanh khoản trên thị trường giảm sút rõ rệt.
Theo Bộ Xây dựng, nếu để tình trạng trên xảy ra trong một thời gian dài, dễ khiến thị trường bất động sản trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, Bộ Xây dựng cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và có hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, trên cơ sở không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Cụ thể, Bộ kiến nghị cần giảm tỷ trọng vay đối với một số khoản mục như: vay xây dựng khu đô thị; vay xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; vay xây dựng để chuyển nhượng trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất hoặc bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công dự án mới.
Tuy nhiên, đối với một số khoản mục khác như: vay xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua nhà để ở... cần phải tăng tỷ trọng cho vay.
Riêng một số khoản mục có thể giữ nguyên tỷ trọng cho vay, như: vay xây dựng, kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở hoặc đối với các dự án dở dang cần vốn để tiếp tục hoàn thành sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà.
Theo Bộ, bằng cách này sẽ không làm tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn để tái đầu tư.
Trước đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định, việc quy kết tất cả các loại hình đầu tư, kinh doanh bất động sản vào khu vực “phi sản xuất” để siết tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát là không hợp lý.
Theo ông Nam, trong bất động sản có nhiều ngành nghề, lĩnh vực thực chất vẫn là ngành sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động cũng như là cầu nối liên kết cho nhiều ngành nghề khác như vận tải, vật liệu xây dựng, dịch vụ khác vận động, phát triển...
Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng hai năm qua, Bộ Xây dựng chính thức có ý kiến đề xuất với nghĩa nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản. Trước đó, vào cuối năm 2009, Bộ Xây dựng - với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý thị trường bất động sản cũng đã trình Chính phủ hàng loạt giải pháp như: cho phép chủ đầu tư được huy động vốn khi dự án chưa xây xong móng, cho phép giãn nợ, khoanh nợ, khấu trừ thuế, miễn lệ phí trước bạ, lập quỹ tín thác bất động sản... nhằm “cứu” thị trường qua cơn nguy kịch.
Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước ngày 27/6, Bộ Xây dựng cho rằng, sau một thời gian các ngân hàng thương mại áp dụng thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều dự án bị đình lại do thiếu vốn, thanh khoản trên thị trường giảm sút rõ rệt.
Theo Bộ Xây dựng, nếu để tình trạng trên xảy ra trong một thời gian dài, dễ khiến thị trường bất động sản trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, Bộ Xây dựng cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và có hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, trên cơ sở không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Cụ thể, Bộ kiến nghị cần giảm tỷ trọng vay đối với một số khoản mục như: vay xây dựng khu đô thị; vay xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; vay xây dựng để chuyển nhượng trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất hoặc bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công dự án mới.
Tuy nhiên, đối với một số khoản mục khác như: vay xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua nhà để ở... cần phải tăng tỷ trọng cho vay.
Riêng một số khoản mục có thể giữ nguyên tỷ trọng cho vay, như: vay xây dựng, kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở hoặc đối với các dự án dở dang cần vốn để tiếp tục hoàn thành sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà.
Theo Bộ, bằng cách này sẽ không làm tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn để tái đầu tư.
Trước đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định, việc quy kết tất cả các loại hình đầu tư, kinh doanh bất động sản vào khu vực “phi sản xuất” để siết tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát là không hợp lý.
Theo ông Nam, trong bất động sản có nhiều ngành nghề, lĩnh vực thực chất vẫn là ngành sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động cũng như là cầu nối liên kết cho nhiều ngành nghề khác như vận tải, vật liệu xây dựng, dịch vụ khác vận động, phát triển...
Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng hai năm qua, Bộ Xây dựng chính thức có ý kiến đề xuất với nghĩa nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản. Trước đó, vào cuối năm 2009, Bộ Xây dựng - với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý thị trường bất động sản cũng đã trình Chính phủ hàng loạt giải pháp như: cho phép chủ đầu tư được huy động vốn khi dự án chưa xây xong móng, cho phép giãn nợ, khoanh nợ, khấu trừ thuế, miễn lệ phí trước bạ, lập quỹ tín thác bất động sản... nhằm “cứu” thị trường qua cơn nguy kịch.
(Theo VnEconomy)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet