Các doanh nghiệp đang tự “vẽ” dự án xây dựng
“Các dự án bất động sản hiện nay chủ yếu được triển khai theo phương thức các doanh nghiệp tìm đất, vẽ dự án, rồi trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”. Đó là phát biểu của Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm nói về vấn đề: Xung quanh 5 giải pháp quản lý bất động sản vừa được Bộ Xây dựng đưa ra vừa qua.
Ông Liêm nói: Về nguyên tắc, hiện nay chúng ta đang có 2 phương thức triển khai dự án. Thứ nhất là, Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng, tạo ra quỹ đất sạch, sau đó lập dự án, đấu thầu chọn nhà chủ đầu tư thực hiện dự án. Thứ hai là, Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao luôn cho một nhà đầu tư nào đó.
Hiện nay, các dự án bất động sản chủ yếu vận hành theo cách thứ 2. Các doanh nghiệp tự đi tìm đất, rồi lập dự án và đi “xin” cơ quan Nhà nước, cơ quan Nhà nước xem xét chấp thuận, không phải qua đấu thầu. Như vậy, ở đây các doanh nghiệp đang tự vẽ dự án, tự tham gia vào “quy hoạch” thành phố; đáng ra việc đó phải là việc của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Khi tiến hành theo phương thức chỉ định thầu, quan hệ chủ yếu ở đây chỉ là giữa một đối tác và đại diện của cơ quan nhà nước, không có đối tác thứ 3 để cạnh tranh, giám sát nên dễ phát sinh tiêu cực, nếu không muốn nói là tạo kẽ hở cho tham nhũng.
Chỉ mới nghe có chủ trương di dời 12 trường đại học ra khỏi thành phố Hà Nội mà đã có hàng loạt doanh nghiệp vào xin dự án. Nếu công khai đấu thầu, liệu có chuyện doanh nghiệp có thể làm như vậy không?
Nhiều dự án lớn như đường Lê Văn Lương, Đại lộ Thăng Long ở Hà Nội được triển khai theo phương thức BT, tức đổi đất lấy hạ tầng. Đây thực chất có phải là một hình thức biến tướng của chỉ định thầu?
Cũng gần như vậy thôi. Doanh nghiệp muốn có một khu đất, họ vẽ ra một con đường đi qua khu đất đó và đề nghị Nhà nước phê duyệt. Ở đây, mong muốn của doanh nghiệp chính là đất chứ không phải là đường. Ngay như Đại lộ Thăng Long do Vinaconex xây dựng, họ không chuyên về xây dựng cầu đường sao lại giao cho họ làm đường. Thực tế cho thấy, những tháng qua, thông tin về sự xuống cấp của đoạn đường này ngày càng nhiều.
Việc đền bù cho nông dân khi thu hồi đất không nên chỉ tính ở số tiền bao nhiêu mà phải tính đến việc họ có được gì sau khi xây dựng dự án.
Tôi đi nhiều nước nhưng chưa từng thấy ở đâu có hình thức triển khai dự án như vậy. Xã hội nguyên thủy khi chưa có tiền nên phải áp dụng biện pháp trao đổi trực tiếp; người có con cá đổi lấy người có miếng thịt.
Tại sao bây giờ có phương tiện thanh toán, với nhiều phương thức khác nhau, chúng ta lại không áp dụng? Lẽ ra, Nhà nước nên quy hoạch các khu đất để triển khai dự án, rồi đấu thầu dự án lấy tiền về; sau đó lấy tiền đó để tiếp tục đấu thầu chọn đơn vị thi công con đường.
Quy định về đấu thầu dự án đã có nhưng thực tế thực hiện chưa nghiêm. Theo ông, làm thế nào để thực hiện nghiêm phương thức này?
Đó là việc các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm. Quy định chưa chặt thì phải quy định lại. Quy định rồi mà không thực hiện phải kiểm tra, xử lý nghiêm.
Đấu thầu ở đây phải hiểu là đấu thầu dự án chứ không phải đấu thầu đất, không phải doanh nghiệp nào trả tiền cho 1m2 đất nhiều tiền hơn là chúng ta chọn. Nếu một đơn vị nào đó xây dựng khu đô thị có nhiều công viên, nhiều cây xanh, nhiều hồ, trường học, khu vui chơi công cộng và có xây nhiều nhà cho người thu nhập thấp không…thì chúng ta mới chọn chứ không chỉ là trả giá đất cao là chúng ta chọn.
Xin cảm ơn ông!
Ông Liêm nói: Về nguyên tắc, hiện nay chúng ta đang có 2 phương thức triển khai dự án. Thứ nhất là, Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng, tạo ra quỹ đất sạch, sau đó lập dự án, đấu thầu chọn nhà chủ đầu tư thực hiện dự án. Thứ hai là, Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao luôn cho một nhà đầu tư nào đó.
Hiện nay, các dự án bất động sản chủ yếu vận hành theo cách thứ 2. Các doanh nghiệp tự đi tìm đất, rồi lập dự án và đi “xin” cơ quan Nhà nước, cơ quan Nhà nước xem xét chấp thuận, không phải qua đấu thầu. Như vậy, ở đây các doanh nghiệp đang tự vẽ dự án, tự tham gia vào “quy hoạch” thành phố; đáng ra việc đó phải là việc của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm |
Khi tiến hành theo phương thức chỉ định thầu, quan hệ chủ yếu ở đây chỉ là giữa một đối tác và đại diện của cơ quan nhà nước, không có đối tác thứ 3 để cạnh tranh, giám sát nên dễ phát sinh tiêu cực, nếu không muốn nói là tạo kẽ hở cho tham nhũng.
Chỉ mới nghe có chủ trương di dời 12 trường đại học ra khỏi thành phố Hà Nội mà đã có hàng loạt doanh nghiệp vào xin dự án. Nếu công khai đấu thầu, liệu có chuyện doanh nghiệp có thể làm như vậy không?
Nhiều dự án lớn như đường Lê Văn Lương, Đại lộ Thăng Long ở Hà Nội được triển khai theo phương thức BT, tức đổi đất lấy hạ tầng. Đây thực chất có phải là một hình thức biến tướng của chỉ định thầu?
Cũng gần như vậy thôi. Doanh nghiệp muốn có một khu đất, họ vẽ ra một con đường đi qua khu đất đó và đề nghị Nhà nước phê duyệt. Ở đây, mong muốn của doanh nghiệp chính là đất chứ không phải là đường. Ngay như Đại lộ Thăng Long do Vinaconex xây dựng, họ không chuyên về xây dựng cầu đường sao lại giao cho họ làm đường. Thực tế cho thấy, những tháng qua, thông tin về sự xuống cấp của đoạn đường này ngày càng nhiều.
Việc đền bù cho nông dân khi thu hồi đất không nên chỉ tính ở số tiền bao nhiêu mà phải tính đến việc họ có được gì sau khi xây dựng dự án.
Tôi đi nhiều nước nhưng chưa từng thấy ở đâu có hình thức triển khai dự án như vậy. Xã hội nguyên thủy khi chưa có tiền nên phải áp dụng biện pháp trao đổi trực tiếp; người có con cá đổi lấy người có miếng thịt.
Tại sao bây giờ có phương tiện thanh toán, với nhiều phương thức khác nhau, chúng ta lại không áp dụng? Lẽ ra, Nhà nước nên quy hoạch các khu đất để triển khai dự án, rồi đấu thầu dự án lấy tiền về; sau đó lấy tiền đó để tiếp tục đấu thầu chọn đơn vị thi công con đường.
Quy định về đấu thầu dự án đã có nhưng thực tế thực hiện chưa nghiêm. Theo ông, làm thế nào để thực hiện nghiêm phương thức này?
Đó là việc các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm. Quy định chưa chặt thì phải quy định lại. Quy định rồi mà không thực hiện phải kiểm tra, xử lý nghiêm.
Đấu thầu ở đây phải hiểu là đấu thầu dự án chứ không phải đấu thầu đất, không phải doanh nghiệp nào trả tiền cho 1m2 đất nhiều tiền hơn là chúng ta chọn. Nếu một đơn vị nào đó xây dựng khu đô thị có nhiều công viên, nhiều cây xanh, nhiều hồ, trường học, khu vui chơi công cộng và có xây nhiều nhà cho người thu nhập thấp không…thì chúng ta mới chọn chứ không chỉ là trả giá đất cao là chúng ta chọn.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Danviet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet