khu nhà ở xã hội cao tầng
Theo đánh giá của các chuyên gia, có nhiều nhà ở xã hội được bán không đúng đối tượng. Ảnh minh họa

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản kiến nghị UBND thành phố về các hoạt động Chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2019 tại quận 9, quận 12 và Bình Tân. Theo đó, đơn vị này kiến nghị giao Sở Tư pháp thực hiện yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm quy định tại khoản 3 và 4, điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể là quy định: “Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua”. Theo Sở Tư pháp, trưởng các tổ chức hành nghề công chứng cần quán triệt, thực hiện nghiêm nội dung trên.

Trên địa bàn TP.HCM hiện có nhiều trường hợp sang nhượng nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền có công chứng. Các căn nhà ở xã hội được rao bán tràn lan trên mạng với giá cao gần gấp đôi mức giá mà cơ quan chức năng phê duyệt. 

Các chuyên gia bất động sản đánh giá, công tác kiểm tra sau khi duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội quá lỏng lẻo, nhiều người sang tay để kiếm lời trong khi nhiều người khác muốn mua để ở lại không đến lượt. Qua đó có thể thấy nhiều nhà ở xã hội được bán không đúng đối tượng. Nếu không có biện pháp quản lý thì việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp coi như thất bại.

“Theo quy định, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường cho người có nhu cầu sau thời hạn 5 năm. Như vậy, nếu mua lại suất nhà ở xã hội, dù đã thanh toán đủ tiền cho người bán thì người mua vẫn phải chờ 5 năm để được sang tên”, luật sư Nguyễn Duy Sinh, Trưởng văn phòng Luật sư Sinh và Cộng sư cho biết.

Khánh Trang

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME