Cần hỗ trợ khả năng thanh toán cho người mua nhà xã hội
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Tống Văn Nga luôn nhất quán một quan điểm là cần hỗ trợ khả năng thanh toán của người mua và cũng cần làm nhiều quỹ nhà cho thuê với mức thuê hợp lý để giảm bức xúc về nhà ở của người thu nhập thấp khu vực đô thị.
Mặc dù trên thị trường nhà đất hàng hóa ế nhưng phần đông người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị lại không thể tiếp cận để đáp ứng nhu cầu nhà ở chính đáng bởi khả năng thanh toán yếu của họ.
Trong bối cảnh ấy, gói hỗ trợ cho vay 2.000 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng ký thỏa thuận với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới đây tạo nên một cú hích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng nó chưa đủ mạnh để khơi thông dòng chảy nhà ở cho người thu nhập thấp, bởi mấu chốt là người mua nhà không có khả năng thanh toán mặc dù nhu cầu thì vô cùng cấp bách.
Về lý thuyết, khi có “cầu” về vốn thì cho vay sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất, như thế kéo theo hàng chục ngàn lao động sẽ có việc làm trở lại, nhất là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Mặt khác, lãi suất 14,4%/năm trong bối cảnh hiện nay là khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp nên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nào sẽ được thụ hưởng nguồn vốn này để sản xuất sao cho đảm bảo sự công bằng.
Trước khi trả lời câu hỏi doanh nghiệp nào được ưu đãi vay nguồn vốn với lãi suất 14,4%/năm, thì cần phải xem đích đến của nguồn vốn trên đã trúng mục tiêu hay chưa trong tình cảnh thị trường hiện nay? Theo ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó Giám đốc Công ty Sông Đà - Thăng Long, thì hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xây dựng, nhất lại là xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp vào thời điểm hiện nay thì quá quý, nhưng tác động của nó đối với thị trường thì chưa hẳn đã tạo nên sự chuyển động bởi lẽ mấu chốt là khả năng thanh toán của người mua hiện rất yếu.
Tác động lớn nhất của nguồn vốn trên là tạo cho doanh nghiệp thêm cơ hội hoạt động, qua đó tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nhân có việc trở lại. Đúng như quan điểm của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, gói hỗ trợ cho vay này nhằm giảm thiểu những rào cản thế chấp cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn. Nó có hạn nên chỉ đúng nghĩa là hỗ trợ chứ chưa thể tạo được đột phá nên không kỳ vọng quá nhiều. Các doanh nghiệp được vay nguồn vốn này trước hết phải là các dự án có “đất sạch”, dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang triển khai dở dang, gần hoàn thiện cho đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, tiêu chí như thế nào sẽ được vay thì lại chưa rõ, đây là điều các doanh nghiệp mong chờ.
Ông Nguyễn Đỗ Việt phân tích: Thực chất, “bệnh” của thị trường bất động sản hiện nay là thừa “cung”, thiếu “cầu”, nghĩa là nhà đất không thiếu nhưng khả năng thanh toán của người mua rất yếu, trong đó có phần đông người có thu nhập thấp; thứ hai, nhu cầu tiền vốn của các doanh nghiệp rất bức xúc nhưng nếu “bơm” tiền ra thì sẽ tác động không mong muốn gây lạm phát dẫn đến không làm đúng chủ trương của Chính phủ. Vì lẽ đó, giải bài toán này tối ưu nhất là giảm nguồn “cung” nhà đất và kích “cầu” bằng cách hỗ trợ người mua.
Theo ông Việt, cách thức có thể thông qua ngân hàng hoặc một tổ chức có chức năng nào đó cho những người dân có nhu cầu mua nhà vay tiền nhưng không phải giải ngân trực tiếp tới tay họ mà giải ngân vào dự án có đủ điều kiện để đảm bảo chắc chắn có sản phẩm đầu ra. Sở dĩ không nên cho họ vay trực tiếp với mức ưu đãi hợp lý nhằm tránh đồng tiền đó đi sai mục đích nhà ở như chính sách của Chính phủ đã ban hành.
Cách tác động như thế sẽ tạo sự luân chuyển trên thị trường nhà đất, bởi nó tác động kích thích đầu ra (nhà đất tới tay người dân có nhu cầu) đồng thời đầu vào (quá trình đầu tư xây dựng, việc làm…) tất nhiên sẽ chuyển động theo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Hạn chế nguồn cung trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn không phải thụ động mà ngược lại chính là phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý thị trường bất động sản. Có thể thực hiện điều này qua việc khảo sát toàn bộ thị trường cũng như từng dự án bất động sản, tính toán dự báo nhu cầu nhà ở nói chung, nhà ở dành cho người thu nhập thấp nói riêng cần ở mức nào.
Trên cơ sở đó, có thể dừng các dự án chiếm đất chây ì không triển khai; điều chỉnh các dự án không khả thi, các dự án không đảm bảo chất lượng hoặc chưa xem xét cấp phép cho các dự án nhà ở mới. Giảm nguồn “cung” như thế là hoàn toàn chủ động, qua đó thúc đẩy quá trình luân chuyển nhà đất theo hướng tạo thuận lợi cho người mua nhà.
Trong bối cảnh ấy, gói hỗ trợ cho vay 2.000 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng ký thỏa thuận với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới đây tạo nên một cú hích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng nó chưa đủ mạnh để khơi thông dòng chảy nhà ở cho người thu nhập thấp, bởi mấu chốt là người mua nhà không có khả năng thanh toán mặc dù nhu cầu thì vô cùng cấp bách.
Vẫn là tăng cung
Trong bối cảnh khó khăn kinh tế hiện nay, không ít doanh nghiệp bất động sản buộc phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu vốn, hàng hóa chậm luân chuyển. Vì thế, nhu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp xây dựng là cần vốn sản xuất đặc biệt là các dự án nhà dành cho người thu nhập thấp. Tháo gỡ vấn đề này, hai cơ quan nói trên đã ký thỏa thuận hỗ trợ các doanh nghiệp vay khoảng 2.000 tỷ đồng với lãi suất 14,4%/năm phục vụ xây dựng các dự án nhà dành cho người thu nhập thấp.Về lý thuyết, khi có “cầu” về vốn thì cho vay sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất, như thế kéo theo hàng chục ngàn lao động sẽ có việc làm trở lại, nhất là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Mặt khác, lãi suất 14,4%/năm trong bối cảnh hiện nay là khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp nên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nào sẽ được thụ hưởng nguồn vốn này để sản xuất sao cho đảm bảo sự công bằng.
Dù thị trường đang dư nguồn cung nhà ở, nhưng những căn hộ có mức chi trả vừa phải vẫn là mong ước của người thu nhập thấp, họ mong được vay tiền để thanh toán. |
Trước khi trả lời câu hỏi doanh nghiệp nào được ưu đãi vay nguồn vốn với lãi suất 14,4%/năm, thì cần phải xem đích đến của nguồn vốn trên đã trúng mục tiêu hay chưa trong tình cảnh thị trường hiện nay? Theo ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó Giám đốc Công ty Sông Đà - Thăng Long, thì hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xây dựng, nhất lại là xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp vào thời điểm hiện nay thì quá quý, nhưng tác động của nó đối với thị trường thì chưa hẳn đã tạo nên sự chuyển động bởi lẽ mấu chốt là khả năng thanh toán của người mua hiện rất yếu.
Tác động lớn nhất của nguồn vốn trên là tạo cho doanh nghiệp thêm cơ hội hoạt động, qua đó tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nhân có việc trở lại. Đúng như quan điểm của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, gói hỗ trợ cho vay này nhằm giảm thiểu những rào cản thế chấp cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn. Nó có hạn nên chỉ đúng nghĩa là hỗ trợ chứ chưa thể tạo được đột phá nên không kỳ vọng quá nhiều. Các doanh nghiệp được vay nguồn vốn này trước hết phải là các dự án có “đất sạch”, dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang triển khai dở dang, gần hoàn thiện cho đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, tiêu chí như thế nào sẽ được vay thì lại chưa rõ, đây là điều các doanh nghiệp mong chờ.
Nên hỗ trợ khả năng thanh toán cho người mua nhà
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Tống Văn Nga luôn nhất quán một quan điểm là cần hỗ trợ khả năng thanh toán của người mua và cũng cần làm nhiều quỹ nhà cho thuê với mức thuê hợp lý để giảm bức xúc về nhà ở của người thu nhập thấp khu vực đô thị.Ông Nguyễn Đỗ Việt phân tích: Thực chất, “bệnh” của thị trường bất động sản hiện nay là thừa “cung”, thiếu “cầu”, nghĩa là nhà đất không thiếu nhưng khả năng thanh toán của người mua rất yếu, trong đó có phần đông người có thu nhập thấp; thứ hai, nhu cầu tiền vốn của các doanh nghiệp rất bức xúc nhưng nếu “bơm” tiền ra thì sẽ tác động không mong muốn gây lạm phát dẫn đến không làm đúng chủ trương của Chính phủ. Vì lẽ đó, giải bài toán này tối ưu nhất là giảm nguồn “cung” nhà đất và kích “cầu” bằng cách hỗ trợ người mua.
Theo ông Việt, cách thức có thể thông qua ngân hàng hoặc một tổ chức có chức năng nào đó cho những người dân có nhu cầu mua nhà vay tiền nhưng không phải giải ngân trực tiếp tới tay họ mà giải ngân vào dự án có đủ điều kiện để đảm bảo chắc chắn có sản phẩm đầu ra. Sở dĩ không nên cho họ vay trực tiếp với mức ưu đãi hợp lý nhằm tránh đồng tiền đó đi sai mục đích nhà ở như chính sách của Chính phủ đã ban hành.
Cách tác động như thế sẽ tạo sự luân chuyển trên thị trường nhà đất, bởi nó tác động kích thích đầu ra (nhà đất tới tay người dân có nhu cầu) đồng thời đầu vào (quá trình đầu tư xây dựng, việc làm…) tất nhiên sẽ chuyển động theo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Hạn chế nguồn cung trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn không phải thụ động mà ngược lại chính là phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý thị trường bất động sản. Có thể thực hiện điều này qua việc khảo sát toàn bộ thị trường cũng như từng dự án bất động sản, tính toán dự báo nhu cầu nhà ở nói chung, nhà ở dành cho người thu nhập thấp nói riêng cần ở mức nào.
Trên cơ sở đó, có thể dừng các dự án chiếm đất chây ì không triển khai; điều chỉnh các dự án không khả thi, các dự án không đảm bảo chất lượng hoặc chưa xem xét cấp phép cho các dự án nhà ở mới. Giảm nguồn “cung” như thế là hoàn toàn chủ động, qua đó thúc đẩy quá trình luân chuyển nhà đất theo hướng tạo thuận lợi cho người mua nhà.
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet