Cao ốc ở Thủ đô "đua nhau" phạm luật
Tại Hà Nội, thực trạng cao ốc xây dựng không đúng với giấy phép như dự án 8B Lê Trực không phải là cá biệt trong thời gian qua.
Cao ốc “đua nhau” sai phạm
Gần đây, hàng trăm cư dân sống tại khu chung cư Hồ Gươm Plaza ( phường Mỗ Lao, quận Hà Đông) đã căng biểu ngữ trước cửa vào của tòa nhà nhằm phản đối chủ đầu tư thu phí dịch vụ bất hợp lý và xây dựng sai quy hoạch.
Khu chung cư Hồ Gươm Plaza gồm tòa tháp A, tòa tháp B, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại cho thuê do Công ty CP May Hồ Gươm làm chủ đầu tư.
Theo đại diện cư dân ở đây, việc họ phải hành động quyết liệt như vậy là bởi chủ đầu tư đã thi công nhiều hạng mục sai với quy hoạch và giấy phép được duyệt. Các cư dân ở đây cho biết, chủ đầu tư đã tiến hành cơi nới và xây dựng trái phép thêm nhiều căn hộ, thậm chí chia nhỏ căn hộ để bán. Trong khi đó, các diện tích về cảnh quan sân vườn, đài phun nước, bể bơi,... thì chưa hoàn thiện.
Được biết, theo quy hoạch ban đầu, từ tầng 6 đến tầng 29 của tòa tháp A, mỗi tầng có 14 căn hộ; còn tháp B mỗi tầng có 6 căn hộ. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã cơi nới và chia nhỏ căn hộ làm tăng số căn hộ lên mức trung bình là 17 căn hộ/tầng tại tháp A. Không những thế, tại khu văn phòng cho thuê chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi biến thành căn hộ để bán dưới dạng hợp đồng cho thuê.
Đến nay, những sai phạm tại dự án Thăng Long Garden vẫn chưa được xử lý |
Vị đại diện cư dân tòa tháp A bức xúc, việc chủ đầu tư xây dựng sai với quy hoạch và giấy phép khi cơi nới, chia nhỏ căn hộ đã được cư dân ở đây nhiều lần gửi đơn thư tới các cấp chính quyền, tuy nhiên chưa được giải quyết.
Đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng: Nhiều người thường nói rằng nhà dân chỉ xây vượt một chút ban công đã bị xử lý ngay huống gì cả tòa chung cư xây sai phép. Thê nến, theo tôi ngay từ đầu khi chủ đầu tư vi phạm nếu như các lực lượng chức năng từ phường cho đến quận xử lý nghiêm và có trách nhiệm thì chủ đầu tư sẽ không dám vi phạm. Ngoài ra, công tác hậu cấp phép cũng cần được kiểm tra chặt để hạn chế các cao ốc xây dựng sai phép.
|
Tương tự, hơn 1 năm nay, cư dân ở khu chung cư BMM thuộc phường Phúc La (quận Hà Đông) phải sống trong cảnh lo lắng vì bị dừng cấp sổ đỏ và không thành lập được Ban quản trị tòa nhà bởi những sai phạm về xây dựng của chủ đầu tư. Được biết, tòa nhà BMM do Công ty Cổ phần Sông Đà 12 và Công ty TNHH sản xuất thương mại BMM làm chủ đầu tư. Các cư dân cho hay, tòa nhà này đã xây đội thêm tầng trái phép. Anh Hà Văn Quang, hiện sống tại tầng 5 tòa nhà cho biết, sai phạm rõ nhất khi trong thang máy số bấm tầng cao nhất là 30, song thực chất là tầng 31 vì thêm tầng 5A. Bên cạnh đó, tầng 32 không làm thang máy mà làm cầu thang bộ đi lên.
Một cư dân khác bức xúc chia sẻ, dù Đội Thanh tra xây dựng phường, quận đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà công trình vẫn tiếp tục được thi công và đến nay đã gần hoàn thiện.
Sai phạm được dung túng?
Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, trong thời gian qua tại Hà Nôi không ít chủ đầu tư các dự án chung cư cao tầng đã vi phạm trong quá trình đầu tư và xây dựng sai so với quy hoạch, sai giấy phép được duyệt làm ảnh hưởng lớn đến việc cấp sổ đỏ cho người dân.
Ông Nghĩa cho rằng, việc cấp sổ hồng, sổ đỏ tại những dự án nhà ở bị tắc lỗi chính thuộc về chủ đầu tư. Hầu hết, các chủ đầu tư này thường vi phạm về quy hoạch hoặc thiết kế xây dựng đã được duyệt, có chủ đầu tư thậm chí chưa làm xong thủ tục pháp lý về đất đai và chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính nên người mua nhà bị ảnh hưởng.
Đa số các cao ốc sai phép đều "vượt mặt" hàng loạt văn bản xử phạt hành chính của lực lượng chức năng, tới mức một số chủ đầu tư vi phạm được hợp thức hóa cho vi phạm. Điển hình như tòa chung cư FLC Landmark (quận Nam Từ Liêm) đã chủ đầu tư đã cơi nới thêm tầng 31 biến thành 18 căn hộ để bán.
Tuy nhiên, thay vì cưỡng chế “cắt ngọn” theo quy định thì những căn hộ sai phép này lại đang được hợp thức để cấp sổ đỏ. Tương tự, tại dự án chung cư Thăng Long Garden (số 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), sau nhiều quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các công trình xây dựng vi phạm quy hoạch được duyệt thì đến nay chủ đầu tư mới phá dỡ phần kết cấu của 2 công trình vi phạm là nhà kho bê tông cốt thép và nhà ăn 2 tầng.
Trong khi đó, 2 công trình vi phạm còn lại khiến dư luận bức xúc là trạm điện và khu nhà 3 tầng (Trụ sở Ban QLDA) thì vẫn tồn tại, mặc dù những công trình trên đều đã có Quyết định cưỡng chế và buộc phải tháo dỡ theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây Dựng cùng với kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet