Châu Á - Thái Bình Dương: Vẫn duy trì luật sở hữu BĐS đối với người nước ngoài
Theo đánh giá mới nhất của Knight Frank về thị trường BĐS trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi mua BĐS tại đây khó được cải thiện trong tương lai gần.
Mặc dù số lượng các vụ giao dịch BĐS nhà ở xuyên biên giới đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng việc tăng giá nhà đã khiến các nhà hoạch định chính sách trong khu vực đưa ra nhiều lập trường bảo hộ hơn do khả năng chi trả trong nước đã trở thành vấn đề.
Thuế trước bạ bổ sung ở Hồng Kông và Singapore là những ví dụ điển hình. Đó cũng là loại thuế bổ sung đối với người mua nước ngoài tại bang Johor ở Malaysia. Giá BĐS dòng chính tại Hồng Kông, Trung Quốc và Malaysia đã tăng tương ứng 28%, 23.8% và 6% trong vòng 12 tháng qua tính đến hết quý I-2013.
Knight Frank lưu ý rằng trong khi một số quốc gia không cho người nước ngoài sở hữu BĐS thì tại Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand họ hầu như không gặp rào cản gì. Theo ông Nicholas Holt, giám đốc nghiên cứu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: “Các quốc gia khác đang cố gắng cân bằng giữa việc quyền sở hữu đất đai của công dân nước mình trong khi vẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, nhiều nước cho phép người nước ngoài mua BĐS nhưng yêu cầu phải là cư dân thường trú như hai gã khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ.”
Tại Singapore, người nước ngoài được tự do tiếp cận BĐS phi đất nền tư nhân, mặc dù quỹ nhà ở loại này chỉ chiếm 17% trên tổng số. Đối với người nước ngoài thì BĐS đất nền khó tiếp cận hơn do hàng tá những trở ngại họ phải đối mặt trước khi được xét duyệt.
Tại Australia, chính phủ cho phép người nước ngoài tham gia vào thị trường nhà mới xây hoặc đất nền. Điều này tránh được việc người mua trong nước bị đẩy ra khỏi thị trường bán lại nên thực ra cũng hạn chế nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù chính sách cũng đã khuyến khích các chủ đầu tư thu hút sự quan tâm từ bên kia biên giới.
NT (Lược dịch)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet