Chính phủ hoàn thiện quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32 về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng để hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này theo đúng Luật Xây dựng năm 2014. Đồng thời, khắc phục những hạn chế của Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo đó, Nghị định áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng những dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách và vốn ngân sách Nhà nước. Nghị định này gồm 9 Chương, 38 Điều, quy định những nội dung chung cũng như những nội dung về: dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, định mức, chỉ số giá xây dựng và giá xây dựng công trình, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí quản lý dự án, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, quyền và nghĩa vụ của những chủ thể liên quan trong quản lý Nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 32 về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Ảnh minh họa |
Bộ Xây dựng cho biết, sau 4 năm triển khai, Nghị định 122 đã bộc lộ một số hạn chế như chưa chú trọng đúng mức vai trò của các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ, địa phương, người quyết định đầu tư trong việc kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng. Quy định về quản lý, xác định chi phí chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu quản lý, kiểm soát chi phí thích hợp với từng giai đoạn trong quá trình đầu tư xây dựng.
Đồng thời, Nghị định 122 cũng chưa xác định đúng tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng tại một số dự án cũng như thiếu những biện pháp kiểm soát phù hợp, khiến việc điều chỉnh dự án là tương đối phổ biến. Tình trạng đấu thầu lại diễn ra ra thường xuyên vì việc xác định giá gói thầu không phù hợp, thiếu chính xác... làm tiến độ triển khai dự án kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Những quy định về tính toán, quản lý chi phí theo giá thị trường chưa rõ ràng gây ra nhiều vướng mắc trong việc thanh toán hoặc tranh chấp hợp đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư hoặc cơ quan kiểm toán, thanh tra...
Nghị định 32 ra đời nhằm khắc phục những tồn tại này để việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ hiệu quả hơn, bảo đảm tiến độ triển khai, hoàn thiện dự án cũng như trách nhiệm, quyền lợi của những bên liên quan.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet