Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhà ở: Vì sao vẫn bức xúc?
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hạn chế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các quyết định hành chính về nhà ở, đất đai chủ yếu là do tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu, không thực hiện đúng quy định… của chính quyền địa phương.
Từ việc nhỏ nhưng không được giải quyết thấu đáo đã dẫn đến khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.Một số loại quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại, tố cáo nhiều là bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc giải quyết các vi phạm về quản lý, sử dụng đất… Trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư, việc khiếu nại chủ yếu do giá bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn, giá nhà ở tái định cư tính quá cao, trong khi tiền bồi thường nhận được nhiều khi không đủ mua nhà tái định cư cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện.
Ở lĩnh vực cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại chủ yếu xuất phát từ quá trình giải quyết hồ sơ cấp giấy chậm, nhiều thủ tục phiền hà, cán bộ nhân viên cơ quan công quyền sách nhiễu người dân; sai sót (tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích đất…) do cơ quan cấp giấy gây ra nhưng chậm sửa chữa; hoặc xuất phát từ quy hoạch treo, người dân trong khu vực dự án không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song dự án cũng không biết đến bao giờ triển khai gây bức xúc trong dư luận. Khi phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, có tình trạng chính quyền địa phương lúc phạt quá nhẹ, lúc phạt quá nặng; xử phạt sai chủ thể vi phạm, xử lý không đến nơi đến chốn…
Tuy nhiên, phức tạp và đa dạng nhất là giải quyết tranh chấp về đất đai. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Bộ Xây dựng đã thống kê các dạng tranh chấp như đòi lại đất, tài sản của người thân, dòng họ đã được giao cho người khác sử dụng; đòi lại nhà đất cũ đã nhường cho người khác sử dụng những năm 1981-1986; đòi lại đất thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp trước đây; khiếu nại giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp khi cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; khiếu nại giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất. Đặc thù của các dạng khiếu nại này là kéo dài, khiếu nại nhiều lần, vượt cấp; nhiều vụ đã có quyết định cuối cùng nhưng người dân vẫn khiếu nại.
Ngoài việc chính sách, quy định còn nhiều điểm chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau, nên việc áp dụng luật giải quyết cũng chưa thống nhất (kết quả giải quyết đôi khi không thỏa đáng, hoặc người dân áp dụng văn bản hiện hành để yêu cầu giải quyết những vấn đề được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật trước đây), không ít trường hợp ngành chức năng phát hiện sai phạm như giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích trái quy định; cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi từ dự án của Nhà nước; gian lận trong lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng song chính quyền địa phương làm ngơ, hoặc xử lý không rốt ráo cán bộ làm sai quy định đã gây bức xúc trong nhân dân. Hay nhẹ hơn là địa phương không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định (mặc dù đã được ban hành khá đầy đủ) dẫn đến khiếu nại của người dân không được giải quyết thỏa đáng.
Qua quá trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, Bộ Xây dựng cho rằng, việc xác định rõ các hình thức sở hữu đất đai, quy định một tổ chức cụ thể tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội; đình chỉ dự án, quy hoạch treo là những điểm mấu chốt để hạn chế khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyết định hành chính về đất đai, nhà ở. Riêng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Bộ Xây dựng kiến nghị sửa đổi quy định theo hướng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng trường hợp đất phát triển đô thị, nhà ở để sau đó đấu giá quyền sử dụng nhằm bảo đảm công khai, minh bạch và thu được khoản chênh lệch địa tô cho ngân sách.
Đối với loại đất sản xuất, kinh doanh khác, thực hiện bồi thường theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Xây dựng cơ chế bảo đảm liên thông giữa thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản với thị trường tài chính, chứng khoán, xây dựng; đồng thời thay đổi việc quản lý mang tính mệnh lệnh hành chính bằng chính sách thuế, phí để điều tiết quan hệ cung - cầu quyền sử dụng đất…
Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, chính sách thống nhất từ địa phương tới trung ương, thống nhất giữa các trường hợp tương tự sẽ hạn chế xung đột trong các quyết định hành chính, giảm thiểu tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
Ở lĩnh vực cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại chủ yếu xuất phát từ quá trình giải quyết hồ sơ cấp giấy chậm, nhiều thủ tục phiền hà, cán bộ nhân viên cơ quan công quyền sách nhiễu người dân; sai sót (tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích đất…) do cơ quan cấp giấy gây ra nhưng chậm sửa chữa; hoặc xuất phát từ quy hoạch treo, người dân trong khu vực dự án không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song dự án cũng không biết đến bao giờ triển khai gây bức xúc trong dư luận. Khi phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, có tình trạng chính quyền địa phương lúc phạt quá nhẹ, lúc phạt quá nặng; xử phạt sai chủ thể vi phạm, xử lý không đến nơi đến chốn…
Tuy nhiên, phức tạp và đa dạng nhất là giải quyết tranh chấp về đất đai. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Bộ Xây dựng đã thống kê các dạng tranh chấp như đòi lại đất, tài sản của người thân, dòng họ đã được giao cho người khác sử dụng; đòi lại nhà đất cũ đã nhường cho người khác sử dụng những năm 1981-1986; đòi lại đất thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp trước đây; khiếu nại giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp khi cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; khiếu nại giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất. Đặc thù của các dạng khiếu nại này là kéo dài, khiếu nại nhiều lần, vượt cấp; nhiều vụ đã có quyết định cuối cùng nhưng người dân vẫn khiếu nại.
Ngoài việc chính sách, quy định còn nhiều điểm chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau, nên việc áp dụng luật giải quyết cũng chưa thống nhất (kết quả giải quyết đôi khi không thỏa đáng, hoặc người dân áp dụng văn bản hiện hành để yêu cầu giải quyết những vấn đề được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật trước đây), không ít trường hợp ngành chức năng phát hiện sai phạm như giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích trái quy định; cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi từ dự án của Nhà nước; gian lận trong lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng song chính quyền địa phương làm ngơ, hoặc xử lý không rốt ráo cán bộ làm sai quy định đã gây bức xúc trong nhân dân. Hay nhẹ hơn là địa phương không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định (mặc dù đã được ban hành khá đầy đủ) dẫn đến khiếu nại của người dân không được giải quyết thỏa đáng.
Qua quá trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, Bộ Xây dựng cho rằng, việc xác định rõ các hình thức sở hữu đất đai, quy định một tổ chức cụ thể tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội; đình chỉ dự án, quy hoạch treo là những điểm mấu chốt để hạn chế khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyết định hành chính về đất đai, nhà ở. Riêng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Bộ Xây dựng kiến nghị sửa đổi quy định theo hướng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng trường hợp đất phát triển đô thị, nhà ở để sau đó đấu giá quyền sử dụng nhằm bảo đảm công khai, minh bạch và thu được khoản chênh lệch địa tô cho ngân sách.
Đối với loại đất sản xuất, kinh doanh khác, thực hiện bồi thường theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Xây dựng cơ chế bảo đảm liên thông giữa thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản với thị trường tài chính, chứng khoán, xây dựng; đồng thời thay đổi việc quản lý mang tính mệnh lệnh hành chính bằng chính sách thuế, phí để điều tiết quan hệ cung - cầu quyền sử dụng đất…
Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, chính sách thống nhất từ địa phương tới trung ương, thống nhất giữa các trường hợp tương tự sẽ hạn chế xung đột trong các quyết định hành chính, giảm thiểu tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet