Mặc dù so với sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tư nhiên đắt hơn và có thể bị co ngót theo thời gian, nhưng cả hai loại sàn gỗ này đều có ưu điểm là điều hòa không khí, ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Sàn gỗ cũng có nhiều loại với giá thành khác nhau từ cao đến thấp nên người mua có thể lựa chọn cho phù hợp với ngôi nhà và kinh tế của mình.

Ưu điểm của sàn gỗ

Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về muà hè, ấm về mùa đông,... Hơn nữa, sàn nhà bằng gỗ sẽ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình.

Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường. Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trầy xước, thấm nước,... Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80%, có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên.

Chọn mua sàn gỗ công nghiệp | 1

Các loại sàn gỗ

Sàn gỗ được chia thành hai loại mặt hàng với giá thành khác nhau tùy theo đối tượng tiêu dùng. Đó là sàn gỗ được lát bằng gỗ từ nhiên gọi là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ được lát bằng gỗ công nghiệp gọi là sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.

Sàn gỗ tự nhiên: Sàn gỗ tự nhiên được coi là loại hàng sang, đắt tiền và có giá thành cao. Ưu điểm của loại sàn gỗ này là có vân bóng đẹp, đi có độ ấm, cảm giác thật chân, có độ bền cao và mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên, so với sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống xước thấp hơn, dễ bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí. Các loại ván sàn gỗ tự nhiên vẫn được cho là có tuổi đời cao hơn, vân gỗ đa dạng và có màu sắc phù hợp với căn nhà sang trọng theo lối cổ điển. Một số loại gỗ tự nhiên được ưa dùng là các loại gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơmu... với giá từ 350.000 - 600.000 đồng/m2 hoàn thiện tùy loại. Tuy nhiên các nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Sàn gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF dùng làm sàn thay thế sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Gỗ công nghiệp còn có độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa. Sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu với nhiều nhà sản xuất khác nhau như Unifloors, Florton, Eurolines, Eurohome, Alpha, Knortex,Gercus, Quick House,... Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 220.000 - 500.000 đồng/m2 sàn tùy loại, tùy hãng và công nghệ sản xuất sàn.

Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp

Khi sử dụng loại vật liệu gỗ công nghiệp để lát sàn nhà, người tiêu dùng nên quan tâm tới một số thông số chính của loại sàn gỗ này như: cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập và các khóa nối.

Cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance): là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó được lát ở đâu, kí hiệu là AC. Thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt, có từ AC1 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại gia đình có mật độ đi lại vừa phải, với nhà riêng có thể dùng loại AC4.

Độ dày sản phẩm (thickness) : là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn. Sản phẩm thường có độ dày từ 0,6cm đến 1,2cm. Sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 0,8 và 0,83cm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình.

Khả năng chịu va đập (shock resistance): là thông số đảm bảo sàn không bị biến dạng khi có vật nặng rơi xuống sàn. Khả năng chịu va đập kí hiệu là IC, từ IC1 đến IC2, thường có tiêu chuẩn là IC2.

Độ vững chắc của khóa nối: Trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click, ngoài ra còn có công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều được sử dụng cho thế hệ sàn gỗ mới trên thị trường châu Âu và Mỹ.

Tham khảo nhãn hiệu sàn gỗ trên thị trường

Thị trường gỗ ván sàn ngày càng phát triển, hiện nay có tới hơn 30 hãng nổi tiếng giới thiệu và cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu và châu Á với khoảng trên 15 nhãn hiệu khác nhau.

Trước đây, gỗ Lim và Thông Lào là hai loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng trong các biệt thự, nhưng bây giờ gỗ Lim bị chê là "tối màu" và khan hiếm, còn Thông Lào bị chê là gỗ mềm. Do đó giá thành của hai loại gỗ này cũng không quá cao, chỉ khoảng 200 ngàn/m2 gỗ thô, tính cả công hoàn thiện sẽ là 350-380 ngàn/m2. Giáng hương và Pơmu là hai loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay bởi chúng có mùi thơm đặc biệt, lát sàn hàng năm vẫn thơm và có vân gỗ đẹp, bền màu. Giá gỗ sàn Giáng hương chưa hoàn thiện là 300- 350 ngàn/m2, tính cả công hoàn thiện phải lên tớ 500-600 ngàn/m2. Còn Pơmu có giá từ 380-480 ngàn đồng/m2 hoàn thiện. Đứng đầu về giá cả là gỗ Gõ đỏ với giá hoàn thiện lên tới 1 triệu đồng/m2 nhưng lại rất hiếm hàng và muốn mua số lượng lớn phải đặt trước.

Khách hàng đã quen thuộc với các loại ván sàn công nghiệp như Classen, Witex, Kronotex (CHLB Đức), Pergo (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lassi (Trung Quốc), GaGo (Hàn Quốc)... trong đó sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ CHLB Đức và Thụy Sĩ được ưa thích nhờ chất lượng cao và màu sắc, chủng loại phong phú. Giá cả giữa các nhà sản xuất này chênh lệch từ 175.000 - hơn 300.000 đồng/m2.

Đi kèm ván sàn là các loại phụ kiện như nẹp gỗ, phào ốp chân tường, ke kỹ thuật. Nẹp gỗ tự nhiên gá 15.000 đồng/m, phào ốp chân tường 30 - 50.000 đ/m, ke kỹ thuật 40 - 50.000 đồng/mét.

(Theo Archi)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME