Chủ sở hữu phải trả phí bảo trì nhà ở
Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
Ngày 6/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định về bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, công trình và các bộ phận công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì theo quy định.
Những tổ chức, cá nhân sau có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng: 1- Chủ sở hữu công trình; 2- Người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền; 3- Người sử dụng công trình trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu công trình.
Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế và trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
2 chế độ kiểm tra việc bảo trì công trình
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ chuyên ngành tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo 2 chế độ kiểm tra. Thứ nhất, kiểm tra xác suất đối với tất cả các công trình. Thứ hai, kiểm tra định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần đối với công trình từ cấp II trở lên và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì công trình trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
Đối với từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng nhưng chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, khi phát hiện bộ phận công trình hoặc công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình; quyết định thực hiện các biện pháp an toàn (như hạn chế, ngừng sử dụng công trình...); sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình.
Kinh phí bảo trì từ nhiều nguồn
Kinh phí bảo trì công trình được hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm; nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước; nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân; các nguồn vốn hợp pháp khác.
Những người sau có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì công trình: 1- Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật; 2- Chủ sử dụng công trình đối với công trình đã đưa vào sử dụng; 3- Đối với công trình có nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì phần sử hữu riêng của mình và chi trả chi phí bảo trì phần sử hữu chung của công trình.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2011.
Những tổ chức, cá nhân sau có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng: 1- Chủ sở hữu công trình; 2- Người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền; 3- Người sử dụng công trình trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu công trình.
Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế và trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
2 chế độ kiểm tra việc bảo trì công trình
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ chuyên ngành tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo 2 chế độ kiểm tra. Thứ nhất, kiểm tra xác suất đối với tất cả các công trình. Thứ hai, kiểm tra định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần đối với công trình từ cấp II trở lên và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì công trình trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
Đối với từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng nhưng chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, khi phát hiện bộ phận công trình hoặc công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình; quyết định thực hiện các biện pháp an toàn (như hạn chế, ngừng sử dụng công trình...); sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình.
Kinh phí bảo trì từ nhiều nguồn
Kinh phí bảo trì công trình được hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm; nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước; nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân; các nguồn vốn hợp pháp khác.
Những người sau có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì công trình: 1- Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật; 2- Chủ sử dụng công trình đối với công trình đã đưa vào sử dụng; 3- Đối với công trình có nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì phần sử hữu riêng của mình và chi trả chi phí bảo trì phần sử hữu chung của công trình.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2011.
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet