Có được cấp sổ đỏ khi đất đang bị tranh chấp?
Hỏi: Cả gia đình tôi đang sinh sống trên mảnh đất diện tích 170 m2 do các cụ, ông bà tôi để lại. Đất ở ổn định và có từ thời Pháp thuộc (trước năm 1954). Tôi đã lên UBND thị trấn đề nghị được cấp sổ đỏ.
Họ cấp cho tôi hai tờ đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hai bản trích đo thửa đất và yêu cầu tôi về xin chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh rồi mang trở lại cho UBND thị trấn phê duyệt.
Tôi đã xin hết chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh nhưng chỉ còn một hộ giáp ranh bên cạnh nhà tôi không ký xác nhận giúp do có một chút mâu thuẫn riêng trước đó.
Xin hỏi trong trường hợp này, liệu tôi có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ hay không?
Hoàng Nhật Hà ([email protected])
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 điều 16 nghị định 88/2009/NĐ-CP, trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, việc UBND thị trấn yêu cầu bạn phải tự đi xin chữ ký là không phù hợp quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, bạn có thể nộp đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND thị trấn để được giải quyết.
Trường hợp UBND thị trấn xác minh và hộ giáp ranh nhà bạn có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận sẽ bị tạm ngưng đến khi tranh chấp được giải quyết xong.
Theo quy định tại điều 135 Luật đất đai, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Trường hợp quá 30 ngày làm việc mà buổi hòa giải không được tổ chức hoặc được tổ chức nhưng không hòa giải thành, theo quy định tại điều 136 Luật đất đai, các bên có thể nộp đơn đến chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết.
Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.
Sau khi tranh chấp được giải quyết xong, gia đình bạn sẽ được cấp sổ đỏ. Hiện trạng được cấp sổ đỏ sẽ tùy thuộc kết quả giải quyết tranh chấp.
Tôi đã xin hết chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh nhưng chỉ còn một hộ giáp ranh bên cạnh nhà tôi không ký xác nhận giúp do có một chút mâu thuẫn riêng trước đó.
Xin hỏi trong trường hợp này, liệu tôi có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ hay không?
Hoàng Nhật Hà ([email protected])
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 điều 16 nghị định 88/2009/NĐ-CP, trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, việc UBND thị trấn yêu cầu bạn phải tự đi xin chữ ký là không phù hợp quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, bạn có thể nộp đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND thị trấn để được giải quyết.
Trường hợp UBND thị trấn xác minh và hộ giáp ranh nhà bạn có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận sẽ bị tạm ngưng đến khi tranh chấp được giải quyết xong.
Theo quy định tại điều 135 Luật đất đai, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Trường hợp quá 30 ngày làm việc mà buổi hòa giải không được tổ chức hoặc được tổ chức nhưng không hòa giải thành, theo quy định tại điều 136 Luật đất đai, các bên có thể nộp đơn đến chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết.
Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.
Sau khi tranh chấp được giải quyết xong, gia đình bạn sẽ được cấp sổ đỏ. Hiện trạng được cấp sổ đỏ sẽ tùy thuộc kết quả giải quyết tranh chấp.
Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet