Có phải làm thủ tục tách thửa với đất ở có vườn ao?
Hỏi: Năm 2005, tôi có mua 635 m2 đất trồng cây lâu năm, trong đó có 100 m2 đã được chuyển sang đất ở để xây nhà. Phần diện tích đất còn lại tôi làm vườn trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Hiện tôi có ý định chuyển thêm 300 m2 sang đất ở.
Tôi được cơ quan Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn rằng, nếu muốn chuyển mục đích 300 m2 đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì tôi phải làm thủ tục tách thửa theo căn cứ Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Tuy nhiên, khi tham khảo Thông tư trên, tôi thấy có quy định: “đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao thì không phải thực hiện thủ tục tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất".
Xin hỏi, phần đất trồng cây lâu năm trong thửa đất ở có nhà ở của tôi hiện nay có được xem là thửa đất ở có vườn ao hay không? Khi tôi thực hiện chuyển mục đích một phần thửa đất trồng cây lâu năm còn lại sang đất ở thì tôi có phải làm thủ tục tách thửa không?
Nguyễn Thị Hồng Thao (Quảng Nam)
Theo quy định, khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất ở có vườn ao thì
không phải thực hiện thủ tục tách thửa. Ảnh minh họa
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai năm 2013:
"Điều 103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao
1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 2, Điều 143 và Khoản 4, Điều 144 của Luật này.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
a) UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại Khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2, Điều 143 và Khoản 4, Điều 144 của Luật này.
6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Như vậy chiếu theo quy định nêu trên thì bà Thao cần nghiên cứu, liên hệ với cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương để được hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet