Công tác GPMB tại các khu công nghệ cao cần được đẩy mạnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ. Theo đó, công tác phát triển các Khu công nghệ cao tiếp tục được quan tâm, đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ triển khai các dự án đầu tư.
Đến nay, KCN cao Hoà Lạc đã giải phóng được khoảng 911,7 ha, chiếm khoảng 62 % diện tích mặt bằng. Khu công nghệ cao Hoà Lạc có diện tích 1.586 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Thạch Thất và Quốc Oai (Hà Nội). Năm 2012, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cấp giấy chứng nhận đầu tư là hơn 20 nghìn tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD, hai dự án rất lớn là Trung tâm Vũ trụ với 630 triệu USD và Trường Đại học Khoa học công nghệ 210 triệu USD.
Hiện KCN cao thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi được 778,9 ha đạt 97,3 % tổng diện tích 801 ha phải thu hồi. Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh được thành lập năm 2002, có tổng diện tích 913 ha, cách trung tâm thành phố 15 km. SHTP nằm ở giữa 43 khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. KCN cao thành phố Hồ Chí Minh tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; công nghệ sinh học áp dụng cho y tế và môi trường; công nghệ vật liệu mới, công nghệ na-nô và năng lượng.
Còn KCN cao Đà Nẵng đã giải phóng được mặt bằng được 328 ha trên tổng số 1130 ha, chiếm 30%. Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập từ tháng 10/2010 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Khu công nghệ cao đa chức năng thứ ba của cả nước sau khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội và khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Khu công nghệ cao Đà Nẵng có 7 phân khu chức năng, tổng diện tích 1.120,9ha, nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 22km, cách Cảng Tiên Sa 25km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 17km.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet