Gia đình bà Đăng tiết kiệm mua được một ngôi nhà cấp 4 đang ở và một mảnh đất ở Thái Bình. Đầu năm 2016, với 500 triệu có được khi bán mảnh đất, ông bà muốn xây một ngôi nhà 3 tầng giữa khu sân vườn rộng 300m2. Dù chỉ có 2 ông bà ở nhưng cả đời mới xây nhà nên bà Đăng (62 tuổi) vẫn quyết định làm nhà thật hoành tráng. Ba người con của ông bà đều đã có nhà riêng ở Hà Nội hoặc Thái Bình.

Ngôi nhà xây trên mặt bằng 60m2 với nguyên vật liệu tốt nên chi phí lên đến 1 tỷ đồng. Các con của ông bà cũng giúp đỡ bố mẹ tiền xây nhà. Tất cả các chi tiết gỗ trong nhà đều được làm bằng gỗ lim, pư mu... nên giá rất cao. Ông bà còn mua một bộ sofa phòng khách trị giá hơn 50 triệu. Ba chiếc giường tại ba phòng ngủ làm từ gỗ lim đều có giá gần chục triệu mỗi chiếc, tủ gỗ đinh hương 4 cánh cũng có giá lên đến 15 triệu đồng.

Bà Đăng nói, bà muốn xây nhà kiên cố để có chỗ thờ cúng khang trang, con cháu về cũng được ngủ nghỉ thoải mái. Hơn nữa, ông bà cũng được hãnh diện với hàng xóm vì con cái hiếu thảo, biết giúp đỡ bố mẹ xây nhà.

Một nhược điểm của ngôi nhà là nhà vệ sinh nhỏ. Ban đầu, vì sợ nhà bị ám mùi nên bà Đăng còn định không làm WC. Trước đây, khu nấu nướng và vệ sinh được đặt tách biệt, cách nhà khoảng 20m. Nhưng vì các con lo ông bà đêm hôm đi lại dễ ngã nên thuyết phục làm nhà vệ sinh trong nhà. Làm theo ý con một cách miễn cưỡng, ông bà cũng chỉ đầu tư các thiết bị rẻ tiền cho nhà vệ sinh.

kinh nghiệm xây nhà
Nhiều gia đình khi xây nhà chỉ chú ý đến vẻ ngoài
mà ít để tâm đến nhà bếp, khu vệ sinh. Ảnh minh họa: NHPD.

Ngôi nhà 3 tầng nhưng chỉ có 2 WC ở tầng 1 và tầng 2. WC chỉ rộng 3m2, không phân tách khu khô - ướt nên khi có người tắm xong, cả sàn và bệ bồn cầu đều ướt hết. Khi đó, bà Đăng lại phải lụi cụi lau khô. Đó là chưa kể bồn cầu dễ bị tắc nếu vứt giấy nhiều nên bà phải để thêm thùng đựng giấy vệ sinh bên cạnh.

Tương tự, ông Tuấn (Hải Phòng) từ 3 năm trước cũng đã xây một ngôi nhà 2 tầng rộng 80m2 nhưng lại không đầu tư vào các tiện ích hàng ngày. Thay vào đó, ông chỉ đầu tư đồ đạc đắt tiền vào phòng khách. Vì ông là trưởng họ nên mỗi dịp có việc, nhà ông thường tập trung đông người. Vì vậy, ông làm phòng khách thông với phòng ăn để thoải mái chỗ ăn uống. Mỗi khi tụ họp đông người, con ông phải ra sân để chế biến rau củ, thịt cá.

Trong khi đó, tại phòng bếp, các tủ kệ khá đơn giản. Tổng chi phí cho chậu rửa, tủ bếp, mặt đá, vòi nước tính ra cũng chưa bằng chiếc tivi. Vì vậy, mới chỉ sử dụng được vài năm, các tủ bếp đã rất ọp ẹp. Diện tích bếp chật chội, chậu rửa nhỏ nên khá vướng víu. Tủ bếp có nhiều ngăn bỏ không do không được thiết kế hợp lý. Dịp tụ họp đông người, con ông phải đem thịt cá, rau củ ra ngoài sân để chế biến.

Theo KTS Ngọc Anh, hiện vẫn có nhiều gia đình muốn xây nhà thật to, làm phòng khách thật đẹp chỉ để lấy tiếng. Trong khi đó, bếp, WC lại không được đầu tư nhiều dù thường xuyên sử dụng nên nhanh chóng xuống cấp.

Vị KTS này khuyên, các gia đình không nên "xây nhà vì người khác" mà hãy "làm nơi ở cho mình". Số tầng, số phòng chỉ nên vừa đủ, đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ không nên quá cầu kỳ. Thay vào đó, chủ nhà nên ưu tiên đầu tư cho khu bếp, WC, dành diện tích rộng và chọn các thiết bị chất lượng. Nguyên nhân là do việc thay mới những chi tiết tại đây khó hơn nhiều so với việc mua bàn ghế, giường mới.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME