Trước đó, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã phản ánh hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong việc cấp sổ đỏ. Cụ thể, tại Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm), phí “bôi trơn” sổ đỏ là 8 triệu đồng/hộ, thu tiền kiểu trao tay, không có biên nhận, biên lai. Bên cạnh đó, quy trình làm sổ đỏ mập mờ, không rõ ràng, hộ gia đình nào chấp nhận chi tiền “bôi trơn” thì được nhận sổ đỏ sớm, hộ nào không chịu nộp tiền thì tiếp tục chờ đợi.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau)
Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau)

Về vấn đề này, TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, rà soát và đã trả lời: “Không có hiện tượng như đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu”. Tuy nhiên, dư luận còn băn khoăn trước kết quả kiểm tra và câu trả lời của TP. Hà Nội.

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn các Đại biểu bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau)

Theo ông Trương Minh Hoàng (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau), nếu TP. Hà Nội nói hiện tượng đại biểu nêu trên là không chính xác thì phải xử lý người phát ngôn vấn đề này. Còn hiện nay, làm bất cứ việc gì cũng thấy đi lòng vòng, vào cửa này, cửa khác, tồn tại đó có trong xã hội chứ không riêng gì Thủ đô.

- Vậy Hà Nội không có chuyện phải 'bôi trơn" khi làm sổ đỏ, ông có tin không?

Ông Trương Minh Hoàng: Về tình trạng này, tôi thấy có ở khắp nơi chứ không riêng một đơn vị. Chỗ này hay chỗ khác đều có nhũng nhiễu, gây khó khăn, cản trở...

Theo tôi, khi mình làm giám sát, kiểm tra, anh em biết có sự xuất hiện của mình thì chắc chắn cán bộ thực thi sẽ không làm khó dễ cho dân nữa. Tuy nhiên, tôi đi gặp và tiếp xúc cử tri thì bao giờ bà con cũng phản ánh có khó khăn, vướng mắc không chỉ trong việc cấp sổ đỏ mà cả trong các việc khác như xin giấy phép kinh doanh, khám chữa bệnh... Vì vậy, tôi chắc chắn rằng nhiều nơi khác cũng có nhũng nhiễu, tiêu cực chứ không riêng gì TP. Hà Nội.

cấp sổ đỏ
Các Đại biểu Quốc hội cho biết, nếu thực sự không có “bôi trơn” trong việc làm sổ đỏ thì cũng có sự nhũng nhiễu, cản trở...

- Vậy ở đây có tình trạng cán bộ thực thi biết, người dân biết nhưng cơ quan công quyền lại không biết. Trong vấn đề này, trách nhiệm của cơ quan công quyền thế nào ạ?

Ông Trương Minh Hoàng: Cơ quan quản lý phải vào cuộc nếu đã phát hiện sự việc, sự vụ, phản ánh. Khi chấp nhận sự tồn tại của tình trạng tiêu cực ấy thì cũng không tốt gì cho xã hội và bất cứ cơ quan công quyền, Nhà nước nào; gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và uy tín của Nhà nước, Đảng. Khi cảm thấy còn phân vân ở đâu thì phải tìm đến tận nơi, để có kết luận thỏa đáng cho người dân.

- Câu trả lời “không có tình trạng bôi trơn khi làm sổ đỏ” ở Hà Nội có chấp nhận được không, thưa ông?

Ông Trương Minh Hoàng: Người dân thực tế là người biết hơn ai hết, bởi họ là người trực tiếp đi làm thì chính họ là người phán quyết vấn đề đó sẽ chính xác hơn.

Trên thực tế, khi phát hiện tham nhũng, muốn xác định vật chứng, chứng cứ liên quan đến một ai đó chắc chắn sẽ không dễ, mà phải có cơ quan công an, cơ quan điều tra chuyên nghiệp vào cuộc.

Không riêng gì Đại biểu Quốc hội, ở cương vị bất cứ người nào, khi phát ngôn trước công luận thì phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận, nhất là vấn đề nhạy cảm như gây khó khăn về hành chính, thủ tục, tham nhũng. Đối với một nhà báo cũng vậy, khi viết ra cũng phải cân nhắc rất nhiều. Một tổng biên tập cũng vậy, khi đồng ý cho đăng tải thông tin này cũng phải cân nhắc từng vấn đề.

Đối với vấn đề trên, chúng ta phải thực sự bình tĩnh để cùng ngồi lại, tìm cách giải quyết, giải tỏa vấn đề này thì có lợi hơn nhiều.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng): “Tất cả minh bạch sẽ không có tiêu cực”

- Hiện nay, dư luận nói rất nhiều đến tiêu cực trong cấp sổ đỏ, tình trạng này có xảy ra ở Đà Nẵng không, thưa ông?

Ông Huỳnh Nghĩa: Ở Đà Nẵng không có chuyện này. Trước đó, Đà Nẵng đã xin Chính phủ làm thí điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và làm sổ đỏ là lên UBND thành phố, một cửa, rất nhanh và không có chuyện "bôi trơn". Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP. Đà Nẵng giám sát chuyện này thì dân rất ủng hộ, đồng tình với chủ trương này. Vì thế, chúng tôi đã làm thí điểm rồi.

Luật Đất đai quy định việc cấp sổ đỏ là nhiệm vụ của địa phương, tuy nhiên, bây giờ trình độ cán bộ cũng cần xem xét và cũng có những người gây khó khăn. Nếu đưa về một cửa thì dân rất ủng hộ, giải quyết rất nhanh.

- Được biết, Cử tri TP. Hà Nội phản ánh là có chuyện “bôi trơn khi làm sổ đỏ” nhưng thành phố trả lời là không tìm ra chuyện "bôi trơn". Với cương vị là người đại diện cho cử tri, ông có tin vào câu trả lời này?

Ông Huỳnh Nghĩa: Hỏi tôi có tin tuyệt đối không thì tôi nói thật là không thể trả lời được vì câu chuyện đó xảy ra trên địa bàn TP. Hà Nội. TP. Hà Nội có cấp ủy, HĐND, Quốc hội giám sát. Về việc này, tôi tin rằng, ở đâu thực hiện đúng giám sát của Quốc hội và HĐND, thực hiện đúng quyền dân chủ của người dân thì vấn đề tiêu cực sẽ sớm bị phát hiện, xử lý. Tôi ở TP. Đà Nẵng tiêu cực đến mức độ nào tôi không nói về Hà Nội được bởi tôi không có thông tin để trả lời.

- Thưa ông, nếu câu trả lời đó của TP. Hà Nội là đúng thì nghĩa là Đaiọ biểu Nguyễn Sỹ Cương phản ánh sai?

Ông Huỳnh Nghĩa: Khi phát biểu vấn đề gì, Đại biểu Quốc hội phải bảo vệ vấn đề đó và phải có bằng chứng để chứng minh cụ thể. Đại diện cho dân, Đại biểu phải nói đúng tiếng nói của dân, nếu cái gì không đúng thì phải xác minh, mới thể hiện được ý nguyện của nhân dân.

- Xin cảm ơn ông!

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, cơ quan công an phải vào cuộc điều tra về những vụ liên quan đến chạy công chức, phản ánh tình trạng "bôi trơn" sổ đỏ chỗ này, chỗ nọ mà cả người dân và Đại biểu Quốc hội phản ánh, chứ nếu cơ quan tiếp nhận cứ đòi chứng cứ thì sẽ rất khó.

Đại biểu Quốc hội rõ ràng cũng tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh và phản ánh, tuy nhiên, người phản ánh với Đại biểu họ cũng ngại bị liên lụy, bị đưa vào cuộc nên người ta không đưa ra chứng cứ. Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội cũng không phải là người đi điều tra, mà chỉ tiếp nhận phản ánh của người dân. Nhưng bằng cảm quan thì người Đại biểu đánh giá phản ánh đó là có, dù ở mức độ khác nhau nhưng tình trạng chung chi, "bôi trơn", tham nhũng, nhũng nhiễu... là có (dịch vụ y tế, chạy việc...) là tương đối phổ biến chứ không phải là không xảy ra.

Bây giờ, trong khi người đưa chứng cứ không được bảo vệ tốt lại yêu cầu cung cấp chứng cứ. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cơ quan chức năng như công an, thanh tra phải thật khách quan tập trung định hướng điều tra theo dõi vào những lĩnh vực và những vụ việc cụ thể mà Đại biểu và người dân phản ánh để xử lý thay vì việc yêu cầu như vậy. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là phòng để những tiêu cực này không xảy ra.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME