Đắk Lắk: Bức xúc vấn đề bảo vệ rừng, giá thuê đất
Vừa qua, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, nhiều đại biểu đã chất vấn các lãnh đạo sở, ban, ngành tập trung xung quanh công tác bảo vệ rừng và giá thuê đất của các doanh nghiệp.
Một đại biểu đồng thời là đại diện của Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk phản ảnh giá thuê đất đối với các doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm nay tăng từ 3,5 đến 14% khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và có nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp đang đề nghị trả lại một phần hay toàn bộ diện tích đất do giá thuê đất trong khu vực nội thành Buôn Ma Thuột tăng quá cao.
Nhưng việc làm thủ tục trả lại đất cũng không đơn giản. Tổng cộng đã có hơn 400 doanh nghiệp thông báo giải thể, nhiều doanh nghiệp đã phá sản nhưng chưa ra thông báo... “UBND tỉnh và các ngành liên quan cần nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn để cứu doanh nghiệp” - đại biểu này đề nghị.
Cũng theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, trong năm năm qua bình quân mỗi năm mất 70ha rừng, nhưng theo các đại biểu con số này chưa chính xác, thực tế nạn phá rừng diễn ra rất nghiêm trọng, đặc biệt tại huyện Buôn Đôn - nơi có vườn quốc gia Yok Đôn. Cũng theo các đại biểu, nạn phá rừng tràn lan trong thời gian qua là do chưa quy trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị liên quan, khi mất rừng mọi người cứ đổ trách nhiệm lung tung.
Các đại biểu đề nghị tỉnh phải có cơ chế phân cấp, quy trách nhiệm rạch ròi trong công tác bảo vệ rừng để đảm bảo rừng được theo dõi, bảo vệ chặt chẽ.
Nhưng việc làm thủ tục trả lại đất cũng không đơn giản. Tổng cộng đã có hơn 400 doanh nghiệp thông báo giải thể, nhiều doanh nghiệp đã phá sản nhưng chưa ra thông báo... “UBND tỉnh và các ngành liên quan cần nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn để cứu doanh nghiệp” - đại biểu này đề nghị.
Cũng theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, trong năm năm qua bình quân mỗi năm mất 70ha rừng, nhưng theo các đại biểu con số này chưa chính xác, thực tế nạn phá rừng diễn ra rất nghiêm trọng, đặc biệt tại huyện Buôn Đôn - nơi có vườn quốc gia Yok Đôn. Cũng theo các đại biểu, nạn phá rừng tràn lan trong thời gian qua là do chưa quy trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị liên quan, khi mất rừng mọi người cứ đổ trách nhiệm lung tung.
Các đại biểu đề nghị tỉnh phải có cơ chế phân cấp, quy trách nhiệm rạch ròi trong công tác bảo vệ rừng để đảm bảo rừng được theo dõi, bảo vệ chặt chẽ.
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet