Đất sai hướng so với sổ đỏ, có kiện người bán được không?
Hỏi: Tôi ra công chứng thỏa thuận mua một miếng đất mặt tiền ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM giá 400 triệu đồng. Sau khi đi đăng bộ (chưa lấy biên nhận) tôi mới biết miếng đất trên sai hướng so với sổ đỏ (đất hiện hữu nằm trong hẻm không có lối đi).
Vậy tôi có đi kiện người bán được không? Kiện ở đâu? Về tội gì? Chân thành cảm ơn.
- Trả lời:
Nếu các số liệu về thửa đất, số bản đồ, diện tích, sơ đồ hiện trạng đất... trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) phù hợp với các số liệu thể hiện trên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng theo đúng quy định của pháp luật thì ông sẽ không có cơ sở để khởi kiện người đã chuyển nhượng QSDĐ trên.
Tuy nhiên, nếu thực tế thửa đất sai hướng so với hướng thể hiện trên giấy chứng nhận QSDĐ và có cơ sở để chứng minh rằng tại thời điểm xác lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, bên chuyển nhượng đã có lỗi làm ông nhầm lẫn về hướng của thửa đất bị sai lệch so với thực tế (không thông báo về việc sai hướng của thửa đất, đất nằm trong hẻm không có lối đi) thì ông có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng phải thay đổi nội dung của hợp đồng đã giao kết.
Nếu bên chuyển nhượng không chấp nhận yêu cầu thì sau khi đã được hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã nơi có đất, ông có quyền làm đơn khởi kiện gửi TAND cấp huyện nơi có đất, yêu cầu tuyên bố giao dịch trên vô hiệu.
Ngoài ra, nếu chứng minh được bên chuyển nhượng cố ý làm ông hiểu sai lệch hướng và lối của thửa đất thì ông cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã xác lập vô hiệu mà không cần phải thực hiện việc yêu cầu bên chuyển nhượng thay đổi nội dung của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã xác lập.
Theo quy định của pháp luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Phạm Minh Khánh
- Trả lời:
Nếu các số liệu về thửa đất, số bản đồ, diện tích, sơ đồ hiện trạng đất... trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) phù hợp với các số liệu thể hiện trên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng theo đúng quy định của pháp luật thì ông sẽ không có cơ sở để khởi kiện người đã chuyển nhượng QSDĐ trên.
Tuy nhiên, nếu thực tế thửa đất sai hướng so với hướng thể hiện trên giấy chứng nhận QSDĐ và có cơ sở để chứng minh rằng tại thời điểm xác lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, bên chuyển nhượng đã có lỗi làm ông nhầm lẫn về hướng của thửa đất bị sai lệch so với thực tế (không thông báo về việc sai hướng của thửa đất, đất nằm trong hẻm không có lối đi) thì ông có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng phải thay đổi nội dung của hợp đồng đã giao kết.
Nếu bên chuyển nhượng không chấp nhận yêu cầu thì sau khi đã được hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã nơi có đất, ông có quyền làm đơn khởi kiện gửi TAND cấp huyện nơi có đất, yêu cầu tuyên bố giao dịch trên vô hiệu.
Ngoài ra, nếu chứng minh được bên chuyển nhượng cố ý làm ông hiểu sai lệch hướng và lối của thửa đất thì ông cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã xác lập vô hiệu mà không cần phải thực hiện việc yêu cầu bên chuyển nhượng thay đổi nội dung của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã xác lập.
Theo quy định của pháp luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
LS NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet