Đấu thầu chọn chủ đầu tư xây mới chung cư cũ
“Lâu nay vướng mắc lớn nhất trong việc cải tạo, xây mới chung cư cũ là thiếu tiền. Người dân không bỏ tiền ra, nhà nước không có tiền để chi cho việc này, doanh nghiệp thì không nhìn thấy lãi. Vậy lấy đâu ra tiền để làm? Trả lời được câu hỏi này thì mới có thể cải tạo, xây mới được chung cư cũ”.
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS khi trao đổi với PV báo PLTPHCM.
- Vậy phải làm thế nào để xóa được những chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, thưa ông?
+ Muốn xây mới được chung cư cũ, tất cả các chủ thể: người dân, nhà nước, doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm. Nhà nước tham gia bằng chính sách hoặc có thể bằng tiền. Người dân tham gia bằng cách góp ý vào phương án xây mới nhà chung cư và nếu dự án đó không có lợi nhuận, họ phải đóng góp tiền để cải tạo, xây mới nhà ở của mình. Còn doanh nghiệp cũng thu lãi ở mức vừa phải để chia sẻ với người dân.
Cần nhấn mạnh với những dự án xây mới chung cư mà không cân đối được tài chính (thu không đủ chi) do vị trí chung cư không đẹp, bị hạn chế chiều cao, mật độ dân cư đã quá đông… thì người dân phải đóng góp một phần tài chính vào việc xây lại chung cư.
-Lâu nay người dân và chủ đầu tư rất khó tìm được tiếng nói chung trong việc xây mới, cải tạo chung cư. Theo ông, có cách nào gỡ được điều này?
+ Cách làm hiện nay của chúng ta là chỉ định chủ đầu tư. Tới đây, phương thức thực hiện sẽ là qua đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Phải có vài chủ đầu tư đề xuất phương án của mình để người dân đóng góp ý kiến. Trên cơ sở đó, chính quyền sẽ lựa chọn chủ đầu tư phù hợp nhất. Như thế, người dân được tham gia vào việc xây mới nhà chung cư của mình ngay từ đầu, từ khi lựa chọn chủ đầu tư và giám sát việc thực hiện dự án.
Dự thảo nghị định mới về cải tạo, xây lại nhà chung cư quy định trách nhiệm của các bên rõ ràng hơn, cách làm sẽ khác so với hiện nay. Hy vọng nghị định mới ra đời sẽ giải quyết được phần nào những vướng mắc trong việc xây lại chung cư cũ.
- Xin cảm ơn ông.
- Vậy phải làm thế nào để xóa được những chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, thưa ông?
+ Muốn xây mới được chung cư cũ, tất cả các chủ thể: người dân, nhà nước, doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm. Nhà nước tham gia bằng chính sách hoặc có thể bằng tiền. Người dân tham gia bằng cách góp ý vào phương án xây mới nhà chung cư và nếu dự án đó không có lợi nhuận, họ phải đóng góp tiền để cải tạo, xây mới nhà ở của mình. Còn doanh nghiệp cũng thu lãi ở mức vừa phải để chia sẻ với người dân.
Cần nhấn mạnh với những dự án xây mới chung cư mà không cân đối được tài chính (thu không đủ chi) do vị trí chung cư không đẹp, bị hạn chế chiều cao, mật độ dân cư đã quá đông… thì người dân phải đóng góp một phần tài chính vào việc xây lại chung cư.
-Lâu nay người dân và chủ đầu tư rất khó tìm được tiếng nói chung trong việc xây mới, cải tạo chung cư. Theo ông, có cách nào gỡ được điều này?
+ Cách làm hiện nay của chúng ta là chỉ định chủ đầu tư. Tới đây, phương thức thực hiện sẽ là qua đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Phải có vài chủ đầu tư đề xuất phương án của mình để người dân đóng góp ý kiến. Trên cơ sở đó, chính quyền sẽ lựa chọn chủ đầu tư phù hợp nhất. Như thế, người dân được tham gia vào việc xây mới nhà chung cư của mình ngay từ đầu, từ khi lựa chọn chủ đầu tư và giám sát việc thực hiện dự án.
Dự thảo nghị định mới về cải tạo, xây lại nhà chung cư quy định trách nhiệm của các bên rõ ràng hơn, cách làm sẽ khác so với hiện nay. Hy vọng nghị định mới ra đời sẽ giải quyết được phần nào những vướng mắc trong việc xây lại chung cư cũ.
- Xin cảm ơn ông.
(Theo PLTPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet