Nếu chia tài sản thì phần của mẹ tôi được chia cho ba, bà ngoại và hai chị em chúng tôi.


Vậy khi bà ngoại tôi mất thì tài sản thừa kế này có thuộc về 10 người con của bà ngoại, rồi khi những người con này mất lại được để lại cho những thế hệ sau nữa? Vì ba tôi bị đãng trí nên không ghi lại di chúc cho ai được, vậy chẳng lẽ căn nhà của ba tôi sẽ mãi không được bán, xây dựng lại, muốn làm gì cũng phải có đầy đủ chữ ký của 10 người trong khi mỗi người một nơi, có người ở nước ngoài, có người đã mất?...

Chúng tôi phải làm sao? Xin tư vấn giúp.

V.H.T.

Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:

Cách tốt nhất là các đồng thừa kế của mẹ bạn (bà ngoại bạn, ba bạn và hai chị em của bạn) nên tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng có thẩm quyền. Trường hợp một trong các đồng thừa kế của mẹ bạn không chịu hợp tác tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì các đồng thừa kế còn lại có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế của mẹ bạn.

Lưu ý với bạn là thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Do đó, trường hợp quá thời hạn trên thì tòa án sẽ không thụ lý việc yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ bạn.

Trong trường hợp này tòa án chỉ thụ lý vụ việc nếu các đồng thừa kế của mẹ bạn có văn bản xác nhận là di sản chưa chia và yêu cầu tòa án chia tài sản chung.

Tương tự với trường hợp của mẹ bạn, khi bà ngoại bạn qua đời thì các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà ngoại phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu một trong các đồng thừa kế ở nước ngoài thì có thể làm văn bản ủy quyền tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó để ủy quyền cho một trong các đồng thừa kế còn lại thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Để trách phiền toái sau này, trước khi bà ngoại bạn mất, bà ngoại bạn nên định đoạt phần di sản thừa kế mà bà ngoại bạn được hưởng từ mẹ bạn bằng cách tặng cho hoặc bán lại cho hai chị em của bạn.

Theo Tuổi Trẻ Online

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME