Còn việc lập quy hoạch mới ở những vị trí chưa có quy hoạch là việc phải làm bởi đó là cơ sở để phát triển đô thị. Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến công tác điều chỉnh quy hoạch.

Khổ vì... quy hoạch cây xanh và một số công trình công cộng khác

Điều này nghe có vẻ vô lý bởi thêm mảng xanh, thêm công trình công cộng là thêm lá phổi, thêm không gian sống tốt cho người dân. Tuy nhiên, nỗi “khổ” đó lại là thực tế diễn ra ở rất nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố. Khi “bị” rơi vào khu vực được quy hoạch làm cây xanh, công trình công cộng thì ngay lập tức người dân trong khu vực ấy nghĩ rằng họ đã “rơi” vào một quy hoạch mà không biết đến bao giờ mới thực hiện, làm cho đất đai, nhà cửa của họ bị xuống giá…

Một góc mảng xanh tại Công viên 23-9. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Lãnh đạo TP.HCM biết những băn khoăn này nhưng trước mắt cũng không thể làm gì được bởi hầu như không có nhà đầu tư nào mặn mà với việc làm cây xanh và các công trình công cộng khác.

Theo Sở Giao thông vận tải (đơn vị quản lý nhà nước về phát triển mảng xanh trên thành phố) thời gian qua, diện tích cây xanh trên địa bàn thành phố hầu như không phát triển thêm. Thậm chí ở nhiều nơi, mảng xanh và nhiều công trình công cộng còn bị lấn chiếm.

Thực tế này đã buộc thành phố và các quận, huyện phải điều chỉnh lại quy hoạch phát triển mảng xanh, phát triển nhiều công trình công cộng. Tại quận Gò Vấp, theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch khu vực 2 thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc, phần lớn diện tích cây xanh nằm dọc theo đường Quang Trung, đường Nguyễn Văn Lượng, dọc sông Bến Cát… đã được chuyển đổi thành đất hỗn hợp (có cây xanh, công trình công cộng và các khu dân cư).

Đặc biệt, quy hoạch phát triển mảng xanh kết hợp xây dựng trung tâm thể dục thể thao tại phường 16 đã được điều chỉnh lại theo hướng chỉ giữ lại trung tâm thể dục thể thao hiện hữu, còn phần cây xanh được “xóa treo”.

Ở quận Tân Bình, Tân Phú, nhiều mảng xanh, công trình công cộng cũng phải điều chỉnh lại. Đường vành đai trong, một trục đường xuyên suốt 2 quận Tân Bình, Tân Phú trước đây quy hoạch 60m nhưng nay để phù hợp với tình hình mới cũng đã được điều chỉnh xuống còn 32m-40m tùy đoạn.

Diện tích mảng xanh và các công trình công cộng cũng được điều chỉnh, thay đổi ở nhiều nơi, trong đó đặc biệt nhiều ở các quận, huyện ven, bởi trong 10 năm qua những nơi này có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Nhiều diện tích đất trống hoặc dân cư thưa thớt, được thành phố dự định cho phát triển mảng xanh, công trình công cộng nay đã kín dân ở. Công tác phát triển mảng xanh, công trình công cộng ở đây vì vậy không còn khả thi nữa.

Chỉ là giải pháp “bất khả kháng”?

Đó là khẳng định của nhiều cán bộ đang làm công tác điều chỉnh quy hoạch tại TP.HCM. Theo các cán bộ này, nếu không điều chỉnh quy hoạch thì dù Nhà nước vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp về đất đai cho người dân như mua, bán, xây dựng, sửa chữa nhà (đất được quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước, thì người dân sống trên mảnh đất ấy vẫn được quyền mua, bán, xây, sửa nhà) nhưng quyền lợi của người dân vẫn bị ảnh hưởng. Tâm lý coi đây là “đất quy hoạch” nên không mua hoặc nếu có mua cũng mua với giá thấp của không ít người dân thành phố đã làm cho người dân nằm trong vùng quy hoạch bị thiệt thòi.

Không chỉ thế, ở nhiều địa phương cũng coi “đất quy hoạch” chỉ để thực hiện quy hoạch nên không đầu tư, xây dựng, không chăm chút. Tâm lý này đã để lại rất nhiều hậu quả, đó là các khu đất bị quy hoạch thường có hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, xuống cấp. Giá trị nhà cửa, đất đai ở đây vì thế cũng không cao.

Cái khó hiện nay của những người làm công tác quy hoạch là  điều chỉnh như thế nào để cân bằng hai yêu cầu: thành phố có đủ mảng xanh, đủ diện tích đất công cộng phục vụ tốt cuộc sống người dân mà quy hoạch vẫn khả thi.

Hiện nay, sở và các quận, huyện đang tính tới hai giải pháp: tạm thời giảm diện tích cây xanh và cân đối diện tích cây xanh trong cả một khu vực lớn thay vì chia nhỏ từng khu vực nhỏ.  Giải pháp đầu: tạm thời giảm những quy hoạch cây xanh, công trình công cộng chưa khả thi, điều chỉnh quy hoạch để chuyển đổi thành khu vực người dân có thể xây dựng nhà cửa cho đến khi thành phố có đủ nguồn lực xây dựng lại đô thị mới với đủ những mảng xanh  và công trình công cộng.

Giải pháp sau, theo ông Trần Chí Dũng, quyền Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, thành phố vẫn phải cân đối cho được diện tích cây xanh và công trình công cộng theo quy định của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, công việc này cần được giải quyết ở cấp quận, liên quận hoặc cả thành phố, thay vì phường nào, địa phương nào cũng phải có mảng xanh, công trình công cộng như hiện nay. Nói nôm na, phường A có thể không có mảng xanh và diện tích mảng xanh (phải có theo quy định) của phường A sẽ được phường B chia sẻ.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, sở sẽ ưu tiên cho giải pháp 2 và trong tình huống “bất khả kháng” mới áp dụng giải pháp 1.

Theo SGGP

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME