Điều tra chống bán phá giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Các nhà sản xuất trong nước vừa đưa ra cáo buộc rằng một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc khiến ngành sản xuất nội địa bị thiệt hại đáng kể.
Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vừa được Bộ Công Thương ban hành. Cụ thể, hàng hóa bị điều tra là các sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, sơn, quét vécni, phủ plastic hoặc phủ loại khác.
Quyết định trên của Bộ Công Thương xuất phát từ yêu cầu của 4 nhà sản xuất thép phủ màu trong nước, gồm: Công ty CP Đại Thiên Lộc; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty CP Thép Nam Kim và Công ty CP Thép TVP.
Bộ Công thương vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép
nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Các mặt hàng có mã HS sau bị cáo buộc bán phá giá: 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99.
Theo cáo buộc của các doanh nghiệp nội địa, trong giai đoạn từ 1/6/2017 đến 31/5/2018, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc có biên độ bán phá giá lần lượt là 25,5% và 19,25%.
4 nhà sản xuất trong nước nói trên cũng cho rằng, các sản phẩm hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Biểu hiện cụ thể của các thiệt hại là công suất sử dụng, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tồn kho đều suy giảm.
Cũng theo quyết định nói trên, sản phẩm tôn màu chất lượng cao phục vụ mục đích đặc biệt (bao gồm nhưng không giới hạn bởi sản phẩm tôn màu phủ sơn PVDF sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện); sản phẩm tôn màu PCM và VCM sử dụng trong ngành công nghiệp điện từ và điện gia dụng nằm ngoài phạm vi điều tra.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet