Ngân hàng cần mạnh dạn "bơm" vốn cho những dự án khả thi. Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho biết, thời gian gần đây, lãi suất cho vay được giảm xuống đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn chênh khá nhiều so với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo ông Đực, thời điểm hiện nay rất thuận lợi để làm dự án đón đầu khi thị trường bất động sản hồi phục. “Biết là vậy, nhưng doanh nghiệp không thể kiếm đâu ra vốn để triển khai dự án. Ngân hàng liên tục thông báo giảm lãi suất, song vay vốn không phải dễ”, ông Đực nói.

Hiện Công ty Đất Lành quản lý khoảng 50.000m2 đất ở quận Gò Vấp và quận 12, TP HCM, tuy nhiên, đã hơn một năm nay, dự án không thể triển khai vì thiếu vốn.

“Để triển khai dự án, Đất Lành chỉ phải vay khoảng 30 - 50 tỷ đồng, thời hạn 5 năm. Sau khi xong phần móng, công ty sẽ bán cho khách hàng, thu hồi vốn và có thể đầu tư dự án khác. Thế nhưng từ đầu năm đến nay, gần 100 tỷ đồng cộng lãi suất “chôn” ở đây, trong khi đó, ngân hàng chỉ hứa xem xét cho vay trong thời gian một năm. Với thời hạn này, Đất Lành sẽ gặp khó khăn khi đáo hạn ngân hàng, trong khi dự án mới đi được 1/4 quãng đường. Vì thế, chúng tôi vẫn chờ, không vay vốn trong thời điểm này”, ông Đực nói.

Không chỉ Đất Lành, Công ty Thương mại Địa ốc Thanh Bình cũng đang đứng ngồi không yên. Dự án Khu dân cư biệt thự nhà vườn của Thanh Bình (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM) có diện tích gần 16ha, được đầu tư gần 100 tỷ đồng để đền bù giải tỏa, nhưng đành phải nằm chờ vì không thể vay vốn.

Theo Thanh Bình, Dự án này chỉ cần khoảng 250 tỷ đồng để triển khai. Tuy nhiên, khi đem hồ sơ đến, các ngân hàng đều lắc đầu vì còn chờ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. “Nếu có cũng chỉ được vay khoảng 1 năm. Trong khi Dự án phải mất 5 năm mới có thể xây dựng xong”, ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty Thanh Bình cho hay.

Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhưng theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng TP HCM, với lãi suất và tình hình thị trường hiện nay, doanh nghiệp vay tiền làm dự án thì được, nếu vay để mua buôn nhà thì chắc chắn “chết”.

Tiến sĩ Dương cho biết, hiện nay, ở Việt Nam, khoảng 60% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại được thế chấp bằng bất động sản.

Do đó, việc nguồn vốn của ngân hàng thương mại có dồi dào hay không phụ thuộc nhiều vào giá và khối lượng giao dịch bất động sản trên thị trường. Vì vậy, các ngân hàng cần chọn lựa những dự án khả thi để giải ngân, nhằm thúc đẩy thị trường ấm lên.
 
Theo Đất Việt

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME