Doanh nghiệp môi giới bất động sản chuyển hướng
Ngay từ khi thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào suy thoái, giao dịch trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng, các nhà quan sát đã dự đoán rằng chỉ tính riêng trên địa bàn TPHCM sẽ có khoảng 600 doanh nghiệp (DN) môi giới BĐS đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các DN môi giới BĐS vẫn tiếp tục hoạt động, nhờ sự năng động chuyển hướng kinh doanh kịp thời.
Dồn lực vào nhà nhỏ
Giám đốc một DN môi giới BĐS tại quận 2-TPHCM cho biết gần 3 tháng nay, trung bình hàng tháng số giao dịch thành công tại công ty ông đã sụt giảm tới 80% so với thời điểm trước khi thị trường suy thoái. Nếu chỉ trông chờ vào hoạt động môi giới, công ty “chết” chắc. “Theo quan sát của tôi, thị trường BĐS chỉ đóng băng ở phân khúc căn hộ cao cấp, đất dự án chứ những nhà nhỏ, giá trên dưới 1 tỉ đồng, đặc biệt là nhà phố thì không hề bị ảnh hưởng. Vì thế, chúng tôi chuyển hướng, dồn toàn lực, đầu tư vào những căn nhà nhỏ. Không cắt giảm nhân lực, mà 2/3 số nhân viên làm nhiệm vụ môi giới, tư vấn của công ty trước đây được chuyển sang làm nhiệm vụ đi tìm những căn nhà cũ, nằm trong hẻm, con phố nhỏ ở các quận vùng ven đang rao bán, đàm phán mua và gia cố lại, rồi cân đối thu - chi, bán ra hưởng chênh lệch. Bán những căn nhà này không khó, vì mình vốn là DN môi giới, đó là sở trường” - ông này cho biết.
Tổng giám đốc một DN môi giới BĐS có tiếng tại TPHCM cho biết các sàn giao dịch do công ty ông quản lý cũng đang hoạt động theo kiểu cầm chừng. Mặc dù tình hình có khá hơn một số sàn giao dịch khác nhưng công ty cũng đang có xu hướng chuyển sang đầu tư vào nhà nhỏ, từ 500 triệu đồng - 1,5 tỉ đồng. Theo dự báo của các chuyên gia, phải đến giữa năm 2009, thị trường BĐS mới có khả năng “ấm” trở lại. Vì thế, việc chuyển hướng làm ăn của các DN môi giới BĐS như trên là một trong những biện pháp “lấy ngắn nuôi dài”, rất nhiều DN đang áp dụng để vượt qua khó khăn trước mắt.
Xu hướng của DN nhỏ
Theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng, tuy lợi nhuận không nhiều như thời kỳ thị trường BĐS lên cơn “sốt” nhưng đầu tư vào nhà nhỏ rất ít rủi ro. Bởi nó xuất phát từ nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn trong thực tế cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường vẫn còn ảm đạm như hiện nay, nếu các DN không năng động mà chỉ tìm mọi cách cắt giảm nhân sự, giảm chi tiêu, ngồi yên chờ thị trường ấm lại thì sẽ không thể nào trụ vững.
Cũng giống như thị trường chứng khoán, khi thị trường BĐS “sốt”, nhiều công ty môi giới BĐS cũng được thành lập theo phong trào. Thực lực, chuyên môn, mối quan hệ của họ không nhiều, chưa đủ sức để chống đỡ những khó khăn hiện tại. Các chuyên gia cho rằng môi giới BĐS là ngành cần phải có mạng lưới quan hệ sâu rộng. Thậm chí, ngay cả những DN được đầu tư mạnh về tài chính nhưng nếu không có đủ các điều kiện trên cũng sẽ phải chật vật ngay cả khi thị trường hoạt động bình thường, chứ chưa nói gì đến những thời điểm khó khăn. Vì thế, đối với các DN nhỏ, chưa có thương hiệu thì việc chuyển hướng đầu tư tạm thời là cách tốt nhất nhưng phải tận dụng tối đa nguồn vốn, tránh làm tràn lan mà thực hiện xong dự án này mới chuyển sang dự án khác.
Tuy nhiên, cũng theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, mặc dù ít rủi ro nhưng cũng không thể dễ dãi đầu tư theo phong trào. Để “thắng” trong các khoản đầu tư trên thị trường BĐS hiện nay, DN phải có một đội ngũ nhân viên “bám” sàn. Bởi đây là xu hướng hoạt động của các nhà đầu tư BĐS trong thời gian tới.
Giám đốc một DN môi giới BĐS tại quận 2-TPHCM cho biết gần 3 tháng nay, trung bình hàng tháng số giao dịch thành công tại công ty ông đã sụt giảm tới 80% so với thời điểm trước khi thị trường suy thoái. Nếu chỉ trông chờ vào hoạt động môi giới, công ty “chết” chắc. “Theo quan sát của tôi, thị trường BĐS chỉ đóng băng ở phân khúc căn hộ cao cấp, đất dự án chứ những nhà nhỏ, giá trên dưới 1 tỉ đồng, đặc biệt là nhà phố thì không hề bị ảnh hưởng. Vì thế, chúng tôi chuyển hướng, dồn toàn lực, đầu tư vào những căn nhà nhỏ. Không cắt giảm nhân lực, mà 2/3 số nhân viên làm nhiệm vụ môi giới, tư vấn của công ty trước đây được chuyển sang làm nhiệm vụ đi tìm những căn nhà cũ, nằm trong hẻm, con phố nhỏ ở các quận vùng ven đang rao bán, đàm phán mua và gia cố lại, rồi cân đối thu - chi, bán ra hưởng chênh lệch. Bán những căn nhà này không khó, vì mình vốn là DN môi giới, đó là sở trường” - ông này cho biết.
Các loại nhà nhỏ đang được nhiều công ty môi giới bất động sản săn lùng. Ảnh: H.Thúy.
Tổng giám đốc một DN môi giới BĐS có tiếng tại TPHCM cho biết các sàn giao dịch do công ty ông quản lý cũng đang hoạt động theo kiểu cầm chừng. Mặc dù tình hình có khá hơn một số sàn giao dịch khác nhưng công ty cũng đang có xu hướng chuyển sang đầu tư vào nhà nhỏ, từ 500 triệu đồng - 1,5 tỉ đồng. Theo dự báo của các chuyên gia, phải đến giữa năm 2009, thị trường BĐS mới có khả năng “ấm” trở lại. Vì thế, việc chuyển hướng làm ăn của các DN môi giới BĐS như trên là một trong những biện pháp “lấy ngắn nuôi dài”, rất nhiều DN đang áp dụng để vượt qua khó khăn trước mắt.
Xu hướng của DN nhỏ
Theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng, tuy lợi nhuận không nhiều như thời kỳ thị trường BĐS lên cơn “sốt” nhưng đầu tư vào nhà nhỏ rất ít rủi ro. Bởi nó xuất phát từ nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn trong thực tế cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường vẫn còn ảm đạm như hiện nay, nếu các DN không năng động mà chỉ tìm mọi cách cắt giảm nhân sự, giảm chi tiêu, ngồi yên chờ thị trường ấm lại thì sẽ không thể nào trụ vững.
Cũng giống như thị trường chứng khoán, khi thị trường BĐS “sốt”, nhiều công ty môi giới BĐS cũng được thành lập theo phong trào. Thực lực, chuyên môn, mối quan hệ của họ không nhiều, chưa đủ sức để chống đỡ những khó khăn hiện tại. Các chuyên gia cho rằng môi giới BĐS là ngành cần phải có mạng lưới quan hệ sâu rộng. Thậm chí, ngay cả những DN được đầu tư mạnh về tài chính nhưng nếu không có đủ các điều kiện trên cũng sẽ phải chật vật ngay cả khi thị trường hoạt động bình thường, chứ chưa nói gì đến những thời điểm khó khăn. Vì thế, đối với các DN nhỏ, chưa có thương hiệu thì việc chuyển hướng đầu tư tạm thời là cách tốt nhất nhưng phải tận dụng tối đa nguồn vốn, tránh làm tràn lan mà thực hiện xong dự án này mới chuyển sang dự án khác.
Tuy nhiên, cũng theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, mặc dù ít rủi ro nhưng cũng không thể dễ dãi đầu tư theo phong trào. Để “thắng” trong các khoản đầu tư trên thị trường BĐS hiện nay, DN phải có một đội ngũ nhân viên “bám” sàn. Bởi đây là xu hướng hoạt động của các nhà đầu tư BĐS trong thời gian tới.
Theo Người Lao Động
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet