Dự án ký túc xá nghìn tỷ bỏ không nhiều năm tại Hà Nội
Dự án ký túc xá sinh viên trị giá hàng nghìn tỷ đồng ở Hà Nội với nhiều dãy nhà cao 19 tầng dù đã được xây xong phần thô nhưng bị bỏ không nhiều năm qua.
Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên với diện tích hơn 40.000m2 được xây dựng bằng nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ, nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 20km thuộc Khu đô thị mới
Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Khu nhà gồm 6 tòa có
chiều cao 19 tầng, cung cấp hơn 1.400 phòng cho khoảng 22.000 sinh viên.
Tổng mức đầu tư dự án gần 1.900 tỷ đồng. Ba tòa A1, A5, A6 đã được đưa vào hoạt động
từ tháng 1/2015; 3 tòa còn lại đã xây xong phần thô nhưng bị bỏ hoang nhiều năm nay.
Diện tích các phòng bằng nhau, khoảng 57m2 với đầy đủ thiết bị như bàn học, giường tầng,
vòi tắm hoa sen... Theo quy định, một phòng cho 8 người thuê với giá 205.000 đồng/người/tháng.
Giá bao cả phòng là hơn 1,6 triệu đồng/tháng (chưa gồm điện, nước).
Dự án đã đi vào hoạt động gần 3 năm, nhiều hạng mục đã thi công xong phần thô nhưng
do chưa có nguồn vốn nên dừng triển khai. Do xa trường học, thiếu khu vui chơi giải trí nên
số sinh viên đến thuê tại 3 tòa đã đi vào hoạt động chỉ chiếm khoảng 30% công suất phòng.
Tại mặt trước các tòa nhà phía cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cỏ che kín lối vào, cao hơn đầu người
Phía sau các tòa nhà, hướng về khu đô thị Pháp Vân trở thành nơi trồng rau của người dân
Bên hông các tòa nhà trở thành nơi tập kết rác của khu đô thị gần đó
Nhiều ban công thành nơi cỏ dại mọc. Đại diện chủ đầu tư là Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất
chuyển dự án thành nhà ở xã hội và đã được UBND thành phố chấp thuận. Gần đây, phúc đáp
Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đồng ý với việc chuyển mục đích sử dụng
3 hạng mục đầu tư thuộc dự án này sang nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, vì đây là dự án đầu tư xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ
nên để được chuyển đổi mục đích sử dụng, Hà Nội phải báo cáo và được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng cho phép.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet