Tại Hà Nội, đi từ nội đô ra ngoại ô, người ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng, khu trung tâm thương mại có tên rất “tây” như: Sunsight Building; Hà Nội Plaza; Fitness; Somerset Grand Ha Noi; Ha Noi Towers; Savico Plaza; Usilk City, The Pride…

Những dự án mang tên “tây” này đều nằm phân bố rải rác ở các quận trung tâm Hà Nội như: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng…Điều đặc biệt, các dự án “nội” này không chỉ được chủ đầu tư đặt bằng tiếng Anh mà nó còn được gắn mác với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Italy, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Dự án mang tên "tây": Trào lưu hay tâm lý sính ngoại? | ảnh 1
Nhiều dự án từ khi còn trên giấy đã mang cho mình một cái tên rất "tây".

Hàng loạt dự án đang trong quá trình xin cấp phép cũng đã đặt tên cho những dự án của mình bằng những cái tên “tây” như: Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp chung cư, dịch vụ và bãi đỗ xe tọa lạc trên đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội mang tên Star City. Tiếp giáp với dự án này là tổ hợp văn phòng, nhà ở, chung cư mang tên The Manor.

Dự án Tricon Tower nằm ở vị trí trung tâm của KĐT Bắc An Khánh (Hà Nội) - khu đô thị hiện đại nhất miền Bắc hiện nay cũng được đặt gắn cái tên thật khó hiểu với người Việt. Ngoài ra, còn có vô số hàng loạt các dự án, tổ hợp chung cư, văn phòng, nhà ở với quy mô lớn nhỏ khác nhau cũng được gán mác tên ngoại. Việc đính kèm tên ngoại vào tên các dự án dường như đã trở thành một xu thế tất yếu của các dự án xây dựng bất động sản ở Việt Nam hiện nay.

Có thể kể đến những dự án đang ra rả quảng cáo trên truyền hình suốt ngày đêm: Ecopark, Splendora, Mandarin, Royal City...

Dự án mang tên "tây": Trào lưu hay tâm lý sính ngoại? | ảnh 2
Một siêu dự án mang tên 'tây' tại tỉnh Phú Thọ mới được phê duyệt.

Tại TP.HCM, hàng loạt dự án bất động sản, tòa nhà cao tầng với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng đều được gắn tên nước ngoài. Dự án Trung Đông Plaza tọa lạc tại một vị trí khá đẹp trên đường Trịnh Đình Thảo, bên cạnh Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM; Dự án Saigon SunBay (do Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (C.T.C) làm chủ đầu tư); Dự án Sunrise City tọa lạc tại Khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7…

Qua tìm hiểu PV VTC News, phần lớn các dự án bất động sản, tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê này có chủ đầu tư là người Việt Nam. Trong số đó có những tên tuổi trong làng xây dựng như: Vinaconex; Sudico, Nam Cường, HUD…

Dự án ở tỉnh lẻ cũng phải tên 'tây'

Tại các thành phố loại hai, phong trào sính tên ngoại này cũng tỏ ra không thua kém nhiều chủ đầu tư khi bung ra không ít các dự án gắn mác tên ngoại rất kêu.

Ở Phú Thọ, siêu dự án Dream City với tổng diện tích hơn 2.000ha được xây dựng tại huyện Tam Nông vừa được UBND tỉnh Phú Thọ duyệt QHCT 1/2000 cũng khiến không ít người dân nơi tỉnh lẻ này phải ngán ngẩm với tên gọi của nó. Tại Long An, dự án lớn mang tên ngoại Mekong Riverside nằm tọa lạc ngay giữa lòng trung tâm đô thị mà khi xướng tên cũng khiến cho nông dân Nam Bộ phải “méo cả mồm” để phát âm.

Có một thực tế nhãn tiền hiện nay đó là việc các chủ đầu tư, dự án (kể cả trong nước lẫn ngoài nước) đều muốn đặt tên cho đứa con tinh thần đầu tiên, thứ nhất, thứ hai và thứ 10… và nhiều lần sau đó nữa những cái tên mang âm hưởng, sắc màu của nước ngoài trong khi khách hàng của họ đang chính là những người Việt Nam, được xây dựng trên đất nước Việt Nam.

Đánh vào tâm lý sính ngoại

Trao đổi với PV VTC News, bà Diễm Quỳnh, Giám đốc Công ty Bất động sản trực tuyến Việt Nam cho biết, việc hàng loạt các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng trong nước gắn tên nước ngoài là điều dễ hiểu.

“Nguyên nhân chính của việc làm này là chủ đầu tư muốn đánh vào tâm lý “thích hàng ngoại” của người dân. Thực tế, dân mình thích chơi sang, thích mua sắm những thứ gì liên quan đến nước ngoài. - Bà Quỳnh nhấn mạnh - Người ta quan niệm rằng: Cái gì có mác ngoại thì chất lượng sẽ tốt hơn, quý phái và sang trọng hơn. Vì thế mới dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nội ào ạt đặt tên ngoại cho các dự án của mình để thu hút khách hàng”.

Dự án mang tên "tây": Trào lưu hay tâm lý sính ngoại? | ảnh 3
Các dự án gắn mác ngoại chỉ để thu hút khách hàng.

Bà Quỳnh cho biết thêm, phần lớn các đối tác, chủ đầu tư, các công ty môi giới qua làm ăn, đặt hàng với công ty của bà khi tìm hiểu các dự án mua bán, tìm thuê các khu chung cư, tòa nhà văn phòng hỗn hợp đều thường để ý đến việc các dự án này mang tên ngoại hay nội. Nếu là ngoại thì kiểu gì cũng sẽ được chú ý hơn.

“Sự phân biệt này tuy không nhiều song cũng cho thấy được tâm lý của khách hàng trong việc đầu tư, lựa chọn sản phẩm ở các dự án là rất kỹ càng.Thông thường, cái tên của dự án nó thể hiện hầu như toàn bộ ý tưởng của các chủ đầu tư vào các dự án đó.” – Bà Quỳnh nói.

Ông Nguyễn Mạnh Huy, nhà quản lý thuộc tập đoàn Nam Cường cho rằng, tên tiếng Anh của các dự án xây dựng tạo ra tính gợi mở, lạ và làm khách hàng tò mò, tìm hiểu về dự án nhiều hơn. Song theo ông Huy, người làm việc và nghiên cứu về bất động sản, tỷ lệ ghi nhớ những dự án có tên tiếng Anh thấp hơn so với dự án tên tiếng Việt.

Một nhân viên môi giới ở Sàn bất động sản Vinaconex, nói trong điều kiện không cung cấp danh tính, cho hay những dự án mang tên tây còn được khách hàng ưa chuộng nhiều hơn. "Những dự án có vốn nước ngoài thường đem đến kỳ vọng có tiến độ nhanh, trong khi đó thương hiệu Việt Nam đang còn là vấn đề phải bàn. Cũng có những dự án tên tiếng Anh nhưng được xây dựng hoàn toàn từ nguồn vốn trong nước, cái mác Tây tạo thuận lợi cho việc bán hàng. Người nước ngoài dễ tiếp cận để thuê, còn người Việt Nam cũng dễ có niềm tin, cảm tình nhiều hơn với những cái tên này" - Nhân viên môi giới trên cho biết.

(Theo VTCnew)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME