Đừng gây khó dễ cho người có nhu cầu cấp bách về nhà ở
Trong khi Hà Nội tạm dừng cấp đất, dự án làm nhà ở cho cán bộ, công chức thì kênh làm nhà dành cho người thu nhập thấp cũng đang bị vướng.
Trên thực tế, nhà dành cho người thu nhập thấp nhưng mức giá lại quá cao, diện tích rộng hơn nhiều so với khả năng thanh toán của phần đông người có nhu cầu, nguồn cung cũng rất hạn chế nên chưa thể khơi thông được.
Hai sự kiện Hà Nội dừng cấp đất, nhà ở cho cán bộ công chức và tổ chức "chợ" bán nhà giá gốc lập tức tác động tới tâm lý của người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang vốn đang rất khát khao có một căn nhà để ở. Với người dân có nhu cầu, những thông tin nào cần tìm hiểu kỹ và giao kèo ra sao khi tham gia mua bán nhà, đất hoặc thụ hưởng chính sách nhà ở tại thành phố đang là câu hỏi đặt ra.
Biện pháp cần thiết trên của UBND TP Hà Nội là nhằm chấn chỉnh, xử lý đối với các dự án lấy mục đích là làm nhà cho cán bộ, công nhân viên nhưng cố tình mua đi bán lại, sử dụng sai mục đích, trao sai đối tượng… buộc thành phố phải ra quyết định tạm dừng.
Thông tin trên đặc biệt hấp dẫn ở chỗ nó tác động ngay tới quyền lợi sát sườn của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương ngân sách về vấn đề nhà ở của họ. Trước hết, cần phải thấy rằng việc thành phố thực hiện chủ trương cấp đất, lập dự án nhà ở cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương ngân sách là một kênh hiệu quả và thiết thực đảm bảo nhu cầu và chính sách về nhà ở cho cán bộ, công chức. Chỉ từ năm 2006 đến nay, Hà Nội đã và đang giải quyết 206 địa điểm để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công chức các đơn vị với diện tích đất khoảng gần 600ha. Và ngay trong năm 2011, thành phố đã cấp đất, duyệt các dự án nhà ở với dự kiến xây thêm nhà ở cho khoảng 580 ngàn người. Rõ ràng, đây là con số đáng kể đảm bảo chỗ ở cho người hưởng lương trong khi vấn đề giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, theo như lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vì số lượng cán bộ, công chức hưởng lương trên địa bàn thành phố lớn (khoảng 355 ngàn người, trong đó cán bộ, công chức trong các cơ quan Trung ương khoảng 202 ngàn người); một số dự án được cấp đất, dự án nhà ở có biểu hiện mua đi bán lại, chậm tiến độ, hoặc bán cho người không đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở… tạo nên dư luận xấu trong nhân dân. Chính vì thế, thành phố có quyết định tạm dừng cấp đất, dự án nhà ở để thực hiện việc kiểm tra, xử lý sai phạm.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thì động thái trên là cần thiết để chấn chỉnh kênh làm nhà ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang theo chính sách nhà ở. Điều cần làm hiện nay là công khai danh tính các chủ đầu tư, đơn vị có hành vi sai trái như mua đi bán lại dự án, hoặc cố tình trao nhà sai đối tượng… Thậm chí thu hồi các dự án bất minh đó dành cho cơ quan, đơn vị khác bởi phần đông cán bộ, công chức đang rất cần chỗ ở. Về chủ trương, phải khơi thông nhiều kênh tạo nguồn cung ứng nhà ở cho người dân.
Trong khi Hà Nội tạm dừng cấp đất, dự án làm nhà ở cho cán bộ, công chức thì kênh làm nhà dành cho người thu nhập thấp cũng đang bị vướng. Trên thực tế, nhà dành cho người thu nhập thấp nhưng mức giá lại quá cao, diện tích rộng hơn nhiều so với khả năng thanh toán của phần đông người có nhu cầu, nguồn cung cũng rất hạn chế nên chưa thể khơi thông được. Như vậy, với người dân thì biện pháp nào cũng không quan trọng bằng quyền lợi chính đáng về nhà ở của họ được giải quyết, và nếu đơn vị, cơ quan họ không làm sai mục đích của dự án nhà ở thì tại sao họ không tiếp tục được triển khai.
Tuy nhiên, theo như ông Tống Văn Nga - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - thì có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, đâu là giá gốc và sau khi ký hợp đồng mua nhà ở đất, ở qua "phiên chợ" trên, người dân mua nhà được đảm bảo quyền lợi như thế nào để không bị thiệt thòi. Có một thực tế, trong bối cảnh thị trường nhà đất trầm lắng, không ít dự án chung cư, nhà liền kề dọc đường 32 hạ giá xuống 10% đến 15% nhưng vẫn khó thanh khoản. Liệu sau khi hạ xuống đó, đã phải là giá gốc chưa?
Ông Nguyễn Văn Minh - chuyên gia bất động sản cho rằng, ngay nhà bán cho người thu nhập thấp vừa qua cũng chưa có căn cứ nào nói là giá gốc. Họ mới nói đó là bán theo giá được duyệt. Theo ông Minh, thì giá được duyệt nhưng cao tới 11 đến 13 triệu đồng/m2 nhà bình dân cũng cần phải thẩm định cho đảm bảo cả quyền lợi của nhà đầu tư lẫn người dân có nhu cầu. Cơ quan chuyên trách của Bộ Xây dựng có thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra này. Lý do, theo ông Minh thì ngoài miễn tiền sử dụng đất theo chính sách, thì khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án ở các thời điểm khác nhau sẽ có mức khác nhau. Nếu đánh đồng nguyên yếu tố này đã cấu thành giá khác, đó là chưa nói tới nhiều chi phí khác cũng cần xem xét cho hợp lý giá nhà đất.
Về mặt pháp lý, cơ quan nào thẩm định và đưa ra kết luận giá gốc của các căn hộ, nhà đất? Đây đang là kẽ hở mà phần bất lợi đang nghiêng về phía người mua nhà đất. Từ trước tới nay, mỗi dự án mỗi giá ngay cả trong cùng một khu vực. Phần lớn vì nguồn cung còn ít, lại vì cấp bách chỗ ở nên người có nhu cầu vẫn chấp nhận mua. Cứ cho là hợp đồng giữa người mua và người bán được thiết lập, thì có gì đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà đất sau hợp đồng ký kết.
Về vấn đề này, ý kiến của ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội là rất đáng quan tâm: Nếu chào hàng bằng thông tin thiếu xác thực, thời hạn bàn giao nhà đất, chất lượng công trình không đảm bảo như cam kết… thì sẽ dựa vào đâu để xử lý để bảo đảm quyền lợi cho người mua? Lời khuyên dành cho người mua nhà, là phải xem xét kỹ các thông tin pháp lý liên quan đến dự án (cần thiết kiểm tra trên thực địa), thông tin về năng lực và uy tín của chủ đầu tư, điều khoản trong hợp đồng và nếu thực sự có nhu cầu ký hết hợp đồng thì nên thuê luật sư có uy tín giúp đỡ.
Hai sự kiện Hà Nội dừng cấp đất, nhà ở cho cán bộ công chức và tổ chức "chợ" bán nhà giá gốc lập tức tác động tới tâm lý của người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang vốn đang rất khát khao có một căn nhà để ở. Với người dân có nhu cầu, những thông tin nào cần tìm hiểu kỹ và giao kèo ra sao khi tham gia mua bán nhà, đất hoặc thụ hưởng chính sách nhà ở tại thành phố đang là câu hỏi đặt ra.
Hàng vạn cán bộ, công chức lo lắng
Yêu cầu dừng giải quyết các đề nghị cấp đất, lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách của UBND TP Hà Nội lập tức tác động tới tâm lý người dân, nhất là những cán bộ, công chức, công nhân, lực lượng vũ trang hưởng lương có thu nhập thấp. Nó cũng ảnh hưởng nhất định tới thị trường nhà giá rẻ vốn phù hợp với khả năng thanh toán của phần đông cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, trong khi bài toán "nhà thu nhập thấp" chưa tìm ra lời giải khả dĩ!Biện pháp cần thiết trên của UBND TP Hà Nội là nhằm chấn chỉnh, xử lý đối với các dự án lấy mục đích là làm nhà cho cán bộ, công nhân viên nhưng cố tình mua đi bán lại, sử dụng sai mục đích, trao sai đối tượng… buộc thành phố phải ra quyết định tạm dừng.
Nhu cầu mua nhà ở giá thấp còn rất lớn của số đông cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương ngân sách. |
Thông tin trên đặc biệt hấp dẫn ở chỗ nó tác động ngay tới quyền lợi sát sườn của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương ngân sách về vấn đề nhà ở của họ. Trước hết, cần phải thấy rằng việc thành phố thực hiện chủ trương cấp đất, lập dự án nhà ở cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương ngân sách là một kênh hiệu quả và thiết thực đảm bảo nhu cầu và chính sách về nhà ở cho cán bộ, công chức. Chỉ từ năm 2006 đến nay, Hà Nội đã và đang giải quyết 206 địa điểm để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công chức các đơn vị với diện tích đất khoảng gần 600ha. Và ngay trong năm 2011, thành phố đã cấp đất, duyệt các dự án nhà ở với dự kiến xây thêm nhà ở cho khoảng 580 ngàn người. Rõ ràng, đây là con số đáng kể đảm bảo chỗ ở cho người hưởng lương trong khi vấn đề giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, theo như lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vì số lượng cán bộ, công chức hưởng lương trên địa bàn thành phố lớn (khoảng 355 ngàn người, trong đó cán bộ, công chức trong các cơ quan Trung ương khoảng 202 ngàn người); một số dự án được cấp đất, dự án nhà ở có biểu hiện mua đi bán lại, chậm tiến độ, hoặc bán cho người không đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở… tạo nên dư luận xấu trong nhân dân. Chính vì thế, thành phố có quyết định tạm dừng cấp đất, dự án nhà ở để thực hiện việc kiểm tra, xử lý sai phạm.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thì động thái trên là cần thiết để chấn chỉnh kênh làm nhà ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang theo chính sách nhà ở. Điều cần làm hiện nay là công khai danh tính các chủ đầu tư, đơn vị có hành vi sai trái như mua đi bán lại dự án, hoặc cố tình trao nhà sai đối tượng… Thậm chí thu hồi các dự án bất minh đó dành cho cơ quan, đơn vị khác bởi phần đông cán bộ, công chức đang rất cần chỗ ở. Về chủ trương, phải khơi thông nhiều kênh tạo nguồn cung ứng nhà ở cho người dân.
Trong khi Hà Nội tạm dừng cấp đất, dự án làm nhà ở cho cán bộ, công chức thì kênh làm nhà dành cho người thu nhập thấp cũng đang bị vướng. Trên thực tế, nhà dành cho người thu nhập thấp nhưng mức giá lại quá cao, diện tích rộng hơn nhiều so với khả năng thanh toán của phần đông người có nhu cầu, nguồn cung cũng rất hạn chế nên chưa thể khơi thông được. Như vậy, với người dân thì biện pháp nào cũng không quan trọng bằng quyền lợi chính đáng về nhà ở của họ được giải quyết, và nếu đơn vị, cơ quan họ không làm sai mục đích của dự án nhà ở thì tại sao họ không tiếp tục được triển khai.
Mấu chốt đảm bảo quyền lợi người mua: Kiểm soát giá gốc nhà, đất
Sự kiện "nóng" nhất tác động trực tiếp tới người dân đang có nhu cầu nhà ở, đất ở là việc tổ chức ngày hội mua nhà giá gốc. Có thể gọi nôm na là tổ chức phiên "chợ" để người bán (các chủ đầu tư, các nhà đầu tư thứ cấp) gặp người mua - những người dân có nhu cầu về nhà ở, đất ở. Mặt tích cực của cách làm này, là người có nhu cầu có thể ký hợp đồng mua bán nhà, đất ở trực tiếp với chủ đầu tư cùng với những tư vấn khác xoay quanh vấn đề nhà ở, đất ở.Tuy nhiên, theo như ông Tống Văn Nga - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - thì có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, đâu là giá gốc và sau khi ký hợp đồng mua nhà ở đất, ở qua "phiên chợ" trên, người dân mua nhà được đảm bảo quyền lợi như thế nào để không bị thiệt thòi. Có một thực tế, trong bối cảnh thị trường nhà đất trầm lắng, không ít dự án chung cư, nhà liền kề dọc đường 32 hạ giá xuống 10% đến 15% nhưng vẫn khó thanh khoản. Liệu sau khi hạ xuống đó, đã phải là giá gốc chưa?
Ông Nguyễn Văn Minh - chuyên gia bất động sản cho rằng, ngay nhà bán cho người thu nhập thấp vừa qua cũng chưa có căn cứ nào nói là giá gốc. Họ mới nói đó là bán theo giá được duyệt. Theo ông Minh, thì giá được duyệt nhưng cao tới 11 đến 13 triệu đồng/m2 nhà bình dân cũng cần phải thẩm định cho đảm bảo cả quyền lợi của nhà đầu tư lẫn người dân có nhu cầu. Cơ quan chuyên trách của Bộ Xây dựng có thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra này. Lý do, theo ông Minh thì ngoài miễn tiền sử dụng đất theo chính sách, thì khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án ở các thời điểm khác nhau sẽ có mức khác nhau. Nếu đánh đồng nguyên yếu tố này đã cấu thành giá khác, đó là chưa nói tới nhiều chi phí khác cũng cần xem xét cho hợp lý giá nhà đất.
Về mặt pháp lý, cơ quan nào thẩm định và đưa ra kết luận giá gốc của các căn hộ, nhà đất? Đây đang là kẽ hở mà phần bất lợi đang nghiêng về phía người mua nhà đất. Từ trước tới nay, mỗi dự án mỗi giá ngay cả trong cùng một khu vực. Phần lớn vì nguồn cung còn ít, lại vì cấp bách chỗ ở nên người có nhu cầu vẫn chấp nhận mua. Cứ cho là hợp đồng giữa người mua và người bán được thiết lập, thì có gì đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà đất sau hợp đồng ký kết.
Về vấn đề này, ý kiến của ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội là rất đáng quan tâm: Nếu chào hàng bằng thông tin thiếu xác thực, thời hạn bàn giao nhà đất, chất lượng công trình không đảm bảo như cam kết… thì sẽ dựa vào đâu để xử lý để bảo đảm quyền lợi cho người mua? Lời khuyên dành cho người mua nhà, là phải xem xét kỹ các thông tin pháp lý liên quan đến dự án (cần thiết kiểm tra trên thực địa), thông tin về năng lực và uy tín của chủ đầu tư, điều khoản trong hợp đồng và nếu thực sự có nhu cầu ký hết hợp đồng thì nên thuê luật sư có uy tín giúp đỡ.
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet