Chỉ có một câu trả lời: Đó là giá trị của điểm nhìn (view).

Với nội thất, bố cục rất quan trọng. Nội thất sử dụng hợp lí nằm ở bố cục. Hiển nhiên bố cục hợp lí sẽ đẹp. Nói cách khác, không gian có rực rỡ hay không, có đặc biệt hay không, đồ nội thất tốt hay không tốt - chưa biết. Nhưng bố cục hợp lí là đẹp.

Sở hữu một không gian sống, việc đầu tiên phải nghiên cứu thật kỹ không gian xung quanh, kết hợp với điều kiện tự nhiên (hướng nắng, hướng gió, mưa tạt...) để quyết định mở hay không mở view, và mở lớn hay mở nhỏ.

Ví dụ: căn hộ có view hướng Tây, buổi chiều rất nắng, buổi tối rất đẹp, vì nó nhìn xuống hồ, thì chắc chắn không thể vì hướng tây mà đóng hết cửa. Một trong những giải pháp ở đây là mở cửa lá sắt. Nó vẫn thoáng, vẫn lấy được gió và che được nắng, mưa không tạt...


Trong nội thất, mỗi không gian đều có những mặc định cơ bản, không thể làm khác được. Với phòng ngủ, view của nó không phải là tivi, không phải tủ quần áo, lại càng không phải toilet. View của phòng ngủ là cái ở ngoài cửa sổ, cái mà mỗi sáng thức dậy và mỗi tối đi ngủ bạn có thể nhìn thấy. Nhưng với phòng nghe nhìn, chắc chắn view không phải ngoài cửa sổ, mà là hệ thống nghe nhìn: tivi, dàn máy, hệ thống loa... Không gian có giá trị, nhưng nếu chủ nhân không biết khai thác cũng trở nên vô dụng.

Ví dụ: phòng ngủ rất đẹp, nhưng đầu giường kê ở cửa sổ, khi nằm trên giường mặt hướng vào tivi, thì giá trị bạn đang sở hữu hoàn toàn không được dùng đến. Vì phòng ngủ để ngủ, không phải đứng mà là để nằm. Ngược lại, bạn mở cửa sổ quá lớn, chỉ để nhìn ra vách  tường của nhà hàng xóm lại rất lãng phí, vì bạn đang hưởng thụ một thứ không giá trị.

Nội thất không đơn giản chỉ là cái người khác nhìn vô, mà là cái người hưởng thụ ở trong phòng nhìn ra, và nhìn xung quanh. Không gian nội thất sẽ rất hợp lí, rất đẹp, khi mình đứng ở bất cứ điểm nào trong không gian đó, xoay một vòng đều thấy nó ổn. Nhưng để chiếc sofa (loại áp vô tường, vùng lưng không được thiết kế đẹp) ra giữa phòng, để lộ cái lưng, rõ ràng không gian đó không ổn, dù bộ sofa đó rất đẹp và giá trị. Nhưng không có nghĩa không được đặt sofa như vậy, quan trọng là lựa chọn. Thực tế, có những loại sofa phô diễn rất tốt phần lưng.

Với những không gian đóng, chúng ta có thể kiểm soát được view. Nhưng với xu hướng không gian mở - không gian trong nhà mở với nhau, rồi mở ra ngoài - điểm nhìn dễ đẹp nhưng cũng rất dễ... rồi. Giải pháp ở đây là chủ nhân phải biết hạn chế. Những nơi quá nhiều view phải làm cho nó bị chặn lại (chặn lại để có view nhìn, chứ không phải để không còn view).

Chặn không phải xây tường, ngăn vách, mà là chặn điểm nhìn của mắt. Đó là lí do chúng ta gặp trong không gian chiếc bàn con, chỉ để đặt bình hoa trên bàn, hay chiếc đèn thả từ trên trần xuống... Những cái đó là giải pháp làm không gian nhịp điệu lại, không bị loạn với các không gian được mở hết.


Với những căn hộ không có view đẹp, không có nghĩa đóng hết. Nếu không có view có sẵn, muốn đẹp, chúng ta có thể tự tạo ra view (lưu ý: view là điểm nhìn, không phải nhìn ra bên ngoài, mà bên trong cũng phải đẹp). Ngoài ra chuyện khai thác view ở ngoài, rất cần khai thác view bên trong, như việc sử dụng đơn giản một cái hốc tường để đặt vật trang trí và sử dụng ánh sáng chiếu tập trung, hoặc vật trang trí đó nổi bật nhất về màu sắc trong không gian chung, thì đó cũng là view mới mà bạn tạo ra trong không gian của mình.

Hay nguyên căn phòng khách dàn trải không có điểm nghỉ mắt, với rất nhiều đồ: sofa, bàn nước, bàn nhỏ, kệ tivi... sẽ không có điểm nhìn tập trung. Lúc này, bạn có thể tạo ra view là bức tranh hoặc bình hoa để hướng sự tập trung của tầm mắt. Hay toàn bộ màu trắng, bạn sơn mảng tường màu đỏ, thì đó cũng là điểm để nhìn...

Giá trị của nội thất nói riêng và căn nhà nói chung chính là điểm nhìn khéo léo sắp xếp, tinh tế sử dụng, đặc biệt có một bố cục hợp lí, bạn sẽ nhận được những giá trị không ngờ mà không gian sống của mình mang lại!

Theo TT&VH

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME