Giải quyết khó khăn mặt bằng cho các dự án triển khai năm 2011
Do chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, tại nhiều địa phương, hàng loạt dự án, công trình đang bị đình đốn do cấp thẩm quyền chưa thể thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành hữu quan, đề ra các giải pháp cụ thể giải quyết khó khăn này cho DN, các nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự kiến vào cuối năm 2010 là thời điểm cần có xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thời kỳ 2011-2020 để các địa phương có đủ căn cứ thực hiện cấp đất phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, kỳ họp cuối năm Quốc hội khóa XII đã không kịp thông qua và công tác quản lý, cấp phép đất đai chưa có được cơ sở pháp lý tổng thể, cao nhất để triển khai.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 20/1/2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có công văn số 424/UBTVQH12. Theo đó, trong năm 2011, nếu có các dự án, công trình cấp bách cần triển khai mà phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Thủ tướng Chính phủ giải quyết cụ thể và bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 để Quốc hội xem xét, phê duyệt tổng thể.
Căn cứ hướng dẫn nói trên, hiện đã có 27 tỉnh, thành gửi Tờ trình, danh mục dự án, công trình cấp bách về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thấm định, trình Thủ tướng Chính phủ với tổng cộng 4.120 dự án, công trình cấp bách, tổng diện tích đất khoảng hơn 110.000 ha, trong đó có những địa phương “tồn” hàng trăm dự án như Lào Cai 442 dự án, Quảng Bình 314, Vĩnh Phúc 261, Hải Phòng 258, Bình Dương 189, Đồng Nai 186 dự án.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng đất đai hết sức lớn này đang dẫn đến sự quá tải và khó khăn cho cơ quan tổ chức thẩm định khi nhiều địa phương chưa hoàn thành lập quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, dẫn đến thiếu cơ sở để thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Nhiều dự án, công trình đòi hỏi thời gian thẩm định, xử lý nhanh như giao thông cầu đường yếu, tái định cư vùng ngập lũ, phòng chống thiên tai, quốc phòng, an ninh,…
Trước tình hình này, các đại biểu dự họp thống nhất giải pháp đẩy nhanh quá trình xem xét, bố trí mặt bằng triển khai cho các dự án, công trình cấp bách trong năm. Cụ thể, đối với các dự án, công trình cấp bách cần triển khai mà phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH thì tiến hành xem xét, giải quyết nhu cầu đất cụ thể theo quy định về thẩm quyền và trách nhiệm, đảm bảo cho các dự án được triển khai thuận lợi, ít gián đoạn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cấp có thẩm quyền nội dung hồ sơ, tổ chức thẩm định về nhu cầu thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình cấp bách.
Đồng thời, căn cứ vào các nội dung, phương án dự kiến, các địa phương khẩn trương và chủ động chuẩn bị để kịp thời ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương ngay sau khi bản quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia được thông qua.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự kiến vào cuối năm 2010 là thời điểm cần có xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thời kỳ 2011-2020 để các địa phương có đủ căn cứ thực hiện cấp đất phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, kỳ họp cuối năm Quốc hội khóa XII đã không kịp thông qua và công tác quản lý, cấp phép đất đai chưa có được cơ sở pháp lý tổng thể, cao nhất để triển khai.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 20/1/2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có công văn số 424/UBTVQH12. Theo đó, trong năm 2011, nếu có các dự án, công trình cấp bách cần triển khai mà phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Thủ tướng Chính phủ giải quyết cụ thể và bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 để Quốc hội xem xét, phê duyệt tổng thể.
Căn cứ hướng dẫn nói trên, hiện đã có 27 tỉnh, thành gửi Tờ trình, danh mục dự án, công trình cấp bách về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thấm định, trình Thủ tướng Chính phủ với tổng cộng 4.120 dự án, công trình cấp bách, tổng diện tích đất khoảng hơn 110.000 ha, trong đó có những địa phương “tồn” hàng trăm dự án như Lào Cai 442 dự án, Quảng Bình 314, Vĩnh Phúc 261, Hải Phòng 258, Bình Dương 189, Đồng Nai 186 dự án.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng đất đai hết sức lớn này đang dẫn đến sự quá tải và khó khăn cho cơ quan tổ chức thẩm định khi nhiều địa phương chưa hoàn thành lập quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, dẫn đến thiếu cơ sở để thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Nhiều dự án, công trình đòi hỏi thời gian thẩm định, xử lý nhanh như giao thông cầu đường yếu, tái định cư vùng ngập lũ, phòng chống thiên tai, quốc phòng, an ninh,…
Trước tình hình này, các đại biểu dự họp thống nhất giải pháp đẩy nhanh quá trình xem xét, bố trí mặt bằng triển khai cho các dự án, công trình cấp bách trong năm. Cụ thể, đối với các dự án, công trình cấp bách cần triển khai mà phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH thì tiến hành xem xét, giải quyết nhu cầu đất cụ thể theo quy định về thẩm quyền và trách nhiệm, đảm bảo cho các dự án được triển khai thuận lợi, ít gián đoạn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cấp có thẩm quyền nội dung hồ sơ, tổ chức thẩm định về nhu cầu thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình cấp bách.
Đồng thời, căn cứ vào các nội dung, phương án dự kiến, các địa phương khẩn trương và chủ động chuẩn bị để kịp thời ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương ngay sau khi bản quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia được thông qua.
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet