Hà Nội: Cần chuyên nghiệp hóa ban đền bù GPMB
Chiều qua (2/11), đoàn công tác Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.
Dự buổi làm việc có ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh Hà Nội cần cố gắng chuyên nghiệp hóa các ban đền bù giải phóng mặt bằng, nhằm hạn chế tối đa những thiếu sót dễ dẫn tới khiếu kiện của người dân. Bởi trên thực tế, phần lớn các khiếu kiện hiện nay đều xuất phát từ tranh chấp, mâu thuẫn trong giải quyết đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, Hà Nội đang triển khai hơn 3.000 dự án đầu tư xây dựng, nếu không có chế độ chính sách và cách làm việc chuyên nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ dẫn tới hệ quả một số lượng không nhỏ các vụ khiếu kiện của người dân tại những khu vực này.
Đánh giá Hà Nội là một trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng ở Hà Nội có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo chặt chẽ và vào cuộc của cả hệ thống, Hà Nội đã làm khá tốt các nhiệm vụ trên. Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những chủ trương của Trung ương như đưa phòng, chống tham nhũng vào trường học, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng…
Lưu ý một số hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Hà Nội tích cực xử lý thu hồi đất, nhất là với những trường hợp đã có kết luận thu hồi. Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, cần xử lý tốt giải quyết khiếu nại tố cáo đông người, xử lý dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở; rà soát các vụ viêc tồn động kéo dài để xử lý đáp ứng yêu cầu công việc. Về phòng chống tham nhũng, cần chú trọng công tác phòng ngừa, thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tổ chức, đơn vị.
Đối với những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị cần phải xử lý nghiêm đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng phòng ngừa thực hiện “không dám, không muốn, không thể” trong những vụ việc này…
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội luôn xác định công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo… là nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã có sự phối hợp chặt chẽ góp phần giải quyết nhiều điểm nóng, bức xúc.
Thừa nhận hiệu quả công tác thanh tra, tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng thời gian qua chưa cao mặc dù đã có nhiều cố gắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng cần tạo sự chuyển biến đồng bộ, nhằm đạt được mục tiêu giải quyết tốt khiếu nại của người dân.
Sự chuyển biến đồng bộ đó cần được bắt đầu từ việc cải tiến công tác tiếp dân, bởi trên thực tế cơ quan nào cũng có bộ phận tiếp dân nhưng hoạt động của bộ phận này trong thời gian qua không có hiệu quả. Vì vậy, theo ông Thảo, cần tập trung công tác tiếp dân thu về một mối, để thống nhất hoạt động, tăng hiệu quả công tác này.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan hành chính của Hà Nội đã tiếp 17.830 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận và xử lý 15.156 đơn các loại. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến việc vi phạm quy định về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thu chi ngân sách.
Qua giải quyết khiếu nại tố cáo, đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 4.309 triệu đồng, kiến nghị bán nhà tái định cư 4 căn hộ, thu hồi 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh 3 phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ có nội dung liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng tại 3 xã của huyện Thạch Thất…
Tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh Hà Nội cần cố gắng chuyên nghiệp hóa các ban đền bù giải phóng mặt bằng, nhằm hạn chế tối đa những thiếu sót dễ dẫn tới khiếu kiện của người dân. Bởi trên thực tế, phần lớn các khiếu kiện hiện nay đều xuất phát từ tranh chấp, mâu thuẫn trong giải quyết đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, Hà Nội đang triển khai hơn 3.000 dự án đầu tư xây dựng, nếu không có chế độ chính sách và cách làm việc chuyên nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ dẫn tới hệ quả một số lượng không nhỏ các vụ khiếu kiện của người dân tại những khu vực này.
Đánh giá Hà Nội là một trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng ở Hà Nội có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo chặt chẽ và vào cuộc của cả hệ thống, Hà Nội đã làm khá tốt các nhiệm vụ trên. Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những chủ trương của Trung ương như đưa phòng, chống tham nhũng vào trường học, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng…
Lưu ý một số hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Hà Nội tích cực xử lý thu hồi đất, nhất là với những trường hợp đã có kết luận thu hồi. Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, cần xử lý tốt giải quyết khiếu nại tố cáo đông người, xử lý dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở; rà soát các vụ viêc tồn động kéo dài để xử lý đáp ứng yêu cầu công việc. Về phòng chống tham nhũng, cần chú trọng công tác phòng ngừa, thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tổ chức, đơn vị.
Đối với những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị cần phải xử lý nghiêm đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng phòng ngừa thực hiện “không dám, không muốn, không thể” trong những vụ việc này…
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội luôn xác định công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo… là nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã có sự phối hợp chặt chẽ góp phần giải quyết nhiều điểm nóng, bức xúc.
Thừa nhận hiệu quả công tác thanh tra, tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng thời gian qua chưa cao mặc dù đã có nhiều cố gắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng cần tạo sự chuyển biến đồng bộ, nhằm đạt được mục tiêu giải quyết tốt khiếu nại của người dân.
Sự chuyển biến đồng bộ đó cần được bắt đầu từ việc cải tiến công tác tiếp dân, bởi trên thực tế cơ quan nào cũng có bộ phận tiếp dân nhưng hoạt động của bộ phận này trong thời gian qua không có hiệu quả. Vì vậy, theo ông Thảo, cần tập trung công tác tiếp dân thu về một mối, để thống nhất hoạt động, tăng hiệu quả công tác này.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan hành chính của Hà Nội đã tiếp 17.830 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận và xử lý 15.156 đơn các loại. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến việc vi phạm quy định về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thu chi ngân sách.
Qua giải quyết khiếu nại tố cáo, đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 4.309 triệu đồng, kiến nghị bán nhà tái định cư 4 căn hộ, thu hồi 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh 3 phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ có nội dung liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng tại 3 xã của huyện Thạch Thất…
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet