Hà Nội dành 4.000 ha đất cho thể dục thể thao
Ngày 7/3, tại Trung tâm huân luyện và thi đấu TDTT Hà Nội, Sở Văn hóa Hà Nội chính thức công bố quy hoạch phát triển TDTT thành phố (2020-2030).
Theo ông Nguyễn Đình Lân - Phó GĐ Sở Văn hóa Hà Nội, Lãnh đạo Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với kinh phí lên tới 19.500 tỷ đồng.
"Hôm nay chúng ta chính thức công bố trước bàn dân thiên hạ về Quy hoạch phát triển TDTT của thành phố. Như vậy, sau bao nhiêu năm chúng ta cũng đã có được bản quy hoạch chung, có cái để tự hào với những người đi trước", ông chia sẻ.
|
Ông Lân cho rằng, quyết định chiến lược này để thể hiện rõ quan điểm "Phát triển thể dục thể thao là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhằm tăng cường thể lực, nâng cao vóc dáng, giáo dục nhân cách, phát triển con người toàn diện, làm phong phú, lành mạnh đời sống tinh thần và lối sống của người dân Thủ đô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống".
Trong đó, thành phố sẽ triển khai tích cực, đồng bộ các biện pháp, giải pháp để huy động các nguồn vốn, có cơ chế, chính sách cụ thể đối với từng phân đoạn đầu tư, các hình thức đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn ODA và trợ giúp quốc tế.
Ông Bùi Huy Quang - Trưởng phòng thể thao thành tích cao (TTTTC) - Sở VHTT Hà Nội cho biết, Quy hoạch phát triển TDTT được coi là bản đồ quy hoạch TDTT của thủ đô đến năm 2020 định hướng 2030. Dựa trên những đánh giá về hiện trạng thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, cơ sở hạ tầng…
Với mục đích người dân phải được hưởng nhu cầu TDTT, hiện đại, tiên tiến (thể thao quần chúng) bao gồm thể thao trong trường học, thể thao vũ trang, thể thao cho mọi đối tượng khác. Đồng thời cũng là nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao.
Để làm được điều này, bắt buộc phải có hạ tầng, mạng lưới thiết chế thể thao phát triển. Cụ thể là cơ sở hạ tầng, đất đai dành cho tập luyện như thế nào.
Theo đó, tổng nhu cầu đất quy hoạch cho thể dục thể thao của Hà Nội đến năm 2020 là 1.834 ha và đến năm 2030 vào khoảng 4.000 ha. Đến năm 2020, đất dành cho hoạt động thể dục thể thao đạt chỉ số 2,3-2,5m2/người, đến năm 2030 khoảng 4m2/người.
Năm 2020, tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố có đủ 3 công trình thể thao cơ bản (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi).
Năm 2030 có đủ 5 công trình (bể bơi, sân vận động, nhà tập luyện -thi đấu, sân tập thể thao từng môn và khu vui chơi giải trí cho trẻ em).
Bên cạnh đó, quy hoạch cũng đặt mục tiêu, mỗi trường mầm non trên địa bàn TP đều có phòng tập với diện tích khoảng 150 - 200m2, các trường phổ thông đều có sân tập, nhà giáo dục thể chất…
Hà Nội cũng phấn đấu đạt mức 46% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên vào năm 2030; đạt mức 40% tổng số hộ gia đình thể thao vào năm 2030.
Tuy nhiên, một điều kỳ lạ, dường như chỉ có người già quan tâm đến chuyện giữ gìn sức khỏe, còn người trẻ thì gần như không một bóng người xuất hiện tại các địa điểm công cộng. Liệu có cần cần tới 19.500 tỷ đồng để nâng tầm tập thể dục của người dân Thủ đô nếu chỉ đầu tư vào cơ sở vật chất mà quên tinh thần tự giác của người dân chưa có, hoặc không muốn có?
Theo quan sát, chủ yếu chỉ có người già, cao tuổi, thậm chí là những người gần đất xa trời vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối là lúc người dân đổ ra đường để tập thể dục, dù cho trời lạnh tới nhiệt độ trên dưới 10 độ C hôm 11/2/2014.
Những bạn trẻ không có điều kiện nhưng có ý thức giữ gìn nhan sắc, sức khỏe, thì tập luôn ở nhà, tập trên giường, chỗ nào rộng rãi thì tập, và tập những bài theo kiểu tự nghĩ ra. Và những ngày thời tiết xấu, lạnh, gần như không có ai tập luyện.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet