Hà Nội: Hơn hai chục hộ giáo viên có nguy cơ mất nhà đất!
Vừa qua, tại công văn 7420/VPCP - KNTN của Văn phòng Chính phủ gửi Thanh tra Chính phủ và UBND TP Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết khiếu nại của 22 hộ dân sinh sống tại khu tập thể tổ 40, cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Về Quyết định số 2709/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 về việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư cao tầng. Phó Thủ tướng chỉ đạo: Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với UBND thành phố Hà Nội rà soát, xem xét lại việc giải quyết khiếu nại này và đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2011.
Nhằm giải quyết khó khăn về nơi ở cho giáo viên, từ năm 1992 Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính (GTCC) Hà Nội đã chủ trương phân nhà đất cho hơn 20 hộ giáo viên tại tổ 40 (cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội). Tuy nhiên, những sai phạm về quản lý đất đai và tài chính của nhà trường đang đẩy các hộ giáo viên này vào tình thế "trắng tay" khi thành phố ra Quyết định 2709/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ khu đất trên.
Những năm 1997-2002, trong khi chờ các cấp xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, BGH lúc đó đã giải quyết 16 suất nhà và 3 suất đất cho 18 gia đình giáo viên và 1 hộ công an khu vực có khó khăn về nhà ở được sử dụng các gian xưởng cũ của trường làm nhà ở tạm (có phân lô rõ ràng, trung bình từ 30-40m2/lô). Để được vào đây ở mỗi gia đình phải đóng góp cho nhà trường một khoản tiền được tính theo diện tích của từng ô đất. Cụ thể, với các căn hộ khu A1 là 30 triệu đồng, khu A2 là 27 triệu đồng, khu A3 là 20 triệu đồng (thời điểm năm 1997). Nhà trường đã cấp biên lai thu tiền và làm các thủ tục bàn giao nhà, đất cho từng hộ gia đình. Tổng số tiền nhà trường thu được là 554 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Minh Đề, Hiệu phó Trường Trung cấp nghề GTCC Hà Nội, số tiền thu đó không phải là tiền bán đất, mà chỉ thu để làm đường, xây ngăn, chia lô cho các căn nhà tập thể cho các giáo viên ở?
Tháng 12/1998, Hiệu trưởng Thiều Tăng Kiến về hưu, và người kế tục là ông Hoàng Quốc Cường. Năm 2003, BGH mới đã giải quyết thêm 3 hộ giáo viên khó khăn nữa được vào ở nhờ tại các gian nhà xưởng cấp 4 còn lại của trường và không phải nộp khoản tiền nào, ngoài tiền đóng thuế đất nông nghiệp trên diện tích sử dụng của từng hộ. Như vậy, từ 1997 tới nay đã có 21 hộ giáo viên và 1 hộ công an được vào sinh sống trên tổng diện tích hơn 1.100m2 trong khu tập thể giáo viên của trường tại tổ 40, cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ. Theo BGH nhà trường, gần 15 năm qua các hộ sinh sống ổn định và đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho địa phương cũng như của nhà nước quy định…
Trong đơn khiếu nại (có chữ ký của tập thể giáo viên) gửi Báo Hànộimới có đoạn nêu rõ: "…nhà trường bao biện cho rằng việc thu tiền của các hộ dân không phải là bán nhà, đất ở, mà chỉ thu để chi phí vào các việc như xây tường ngăn, quét vôi… là không đúng sự thật, không đúng với ý chí và chủ trương ban đầu của nhà trường… Nếu chỉ thu khoản tiền để chi phí vào các việc trên thì không thể thu quá cao như vậy, và không thể thu theo diện tích nhà ở. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai…".
Ông Vũ Xuân Thịnh (giáo viên về hưu ở lô A3) cho biết, thời điểm năm 1997 số tiền phải nộp cho nhà trường là rất lớn, gần ngang với việc mua một diện tích đất như vậy ngoài thị trường. Lương giáo viên eo hẹp, không ít gia đình đã phải chạy vạy vất vả mới lo đủ tiền đóng cho trường: "BGH hứa sẽ hoàn tất các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hóa nhà, làm sổ đỏ thì chúng tôi mới nộp tiền mua. Bây giờ nếu bị thu hồi đất, lại thêm một lần tiền nữa để mua nhà chung cư thì chúng tôi khác nào sẽ trắng tay!" - ông Thịnh nói. Cùng cảnh với ông Thịnh, ông Lê Đình Tuyên, (giáo viên về hưu) trong khu tập thể giãi bày: "Là giáo viên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào nhà trường, nhưng chính vì quá tin nhà trường nên cả gia đình rơi vào bi kịch ngày hôm nay. Đây là điều làm tôi rất khổ tâm!".
Phóng viên đã gặp ông Thiều Tăng Kiến (Hiệu trưởng cũ, người đã từng nhiều lần chủ trì các cuộc họp xét duyệt phân nhà từ 1984-1999). Ông Kiến vẫn khẳng định, trong bối cảnh khó khăn hồi đó nhà trường đã chủ trương thành lập khu tập thể tại tổ 40, cụm 5, Xuân La giải quyết nhà ở cho cán bộ giáo viên là đúng và đã được đồng chí Trương Tùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ủng hộ. Ban Giám hiệu mới giờ đây phải lo làm sao bảo đảm chỗ ở và quyền lợi hợp pháp cho giáo viên, bởi có nhiều gia đình đã ở đó lâu năm và đã có đóng góp nhiều cho nhà trường.
Tại kết luận số 380/KL-TTTP ngày 17/3/2010, Thanh tra thành phố khẳng định: "Việc BGH nhà trường đề ra chủ trương xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phân nhà cho CBCNV tại thời điểm năm 1992, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, mà nhà trường tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất cho giáo viên và thu tiền để sửa chữa hạ tầng tại tổ 40, cụm 5, Xuân La tại thời điểm năm 1998 là đã vi phạm Luật Đất đai, vi phạm các quy định về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu...".
Trên cơ sở những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất của nhà trường, Thanh tra TP đã kiến nghị thu hồi toàn bộ 1.899m2 đất tại tổ 40, cụm 5, phường Xuân La, trong đó bao gồm cả 1.100m2 đã được phân cho 22 hộ CBCNV của nhà trường đã sinh sống ổn định gần 15 năm qua.
Như vậy, xuất phát ban đầu từ động cơ tốt là muốn chăm lo, giải quyết khó khăn về nhà ở cho cán bộ giáo viên nhưng với những sai phạm và sự yếu kém về quản lý đất đai, tài chính của mình, BGH nhà trường đã "gây thêm" khó khăn cho các hộ giáo viên, nguy cơ trắng tay, mất đất, mất nhà ở cũng nên.
Nhằm giải quyết khó khăn về nơi ở cho giáo viên, từ năm 1992 Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính (GTCC) Hà Nội đã chủ trương phân nhà đất cho hơn 20 hộ giáo viên tại tổ 40 (cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội). Tuy nhiên, những sai phạm về quản lý đất đai và tài chính của nhà trường đang đẩy các hộ giáo viên này vào tình thế "trắng tay" khi thành phố ra Quyết định 2709/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ khu đất trên.
Từ chủ trương giúp đỡ giáo viên…
Theo Ban Giám hiệu (BGH) Trường Trung cấp nghề GTCC Hà Nội, năm 1986, UBND TP đã giao cho trường 22.062m2 đất tại xã Minh Khai, Từ Liêm để xây dựng trường học và trường chính thức chuyển về địa điểm mới từ năm 1990. Địa điểm cũ của trường ở khu B (nay là tổ 40 cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ, có diện tích hơn 1.899m2) lúc đó còn lại 3 dãy nhà xưởng cấp 4 để trống, không sử dụng vào việc gì. Năm 1992, do nhu cầu về nhà ở của giáo viên, BGH nhà trường đã có chủ trương làm thủ tục xin hợp thức quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng khu nhà đất nói trên thành khu nhà ở cho giáo viên và CBCNV nhà trường. Ngày 18/12/1992, Trường tổ chức họp liên tịch gồm các thành phần: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng (lúc đó là ông Thiều Tăng Kiến), Chủ tịch Công đoàn... thống nhất làm văn bản đề nghị TP Hà Nội chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất trên thành khu tập thể cho cán bộ giáo viên. Thực hiện việc này, nhà trường đã thành lập tổ công tác làm thủ tục hợp thức hóa và chuyển đổi mục đích khu đất tại tổ 40 cụm 5, phường Xuân La từ 1993-1995…Những năm 1997-2002, trong khi chờ các cấp xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, BGH lúc đó đã giải quyết 16 suất nhà và 3 suất đất cho 18 gia đình giáo viên và 1 hộ công an khu vực có khó khăn về nhà ở được sử dụng các gian xưởng cũ của trường làm nhà ở tạm (có phân lô rõ ràng, trung bình từ 30-40m2/lô). Để được vào đây ở mỗi gia đình phải đóng góp cho nhà trường một khoản tiền được tính theo diện tích của từng ô đất. Cụ thể, với các căn hộ khu A1 là 30 triệu đồng, khu A2 là 27 triệu đồng, khu A3 là 20 triệu đồng (thời điểm năm 1997). Nhà trường đã cấp biên lai thu tiền và làm các thủ tục bàn giao nhà, đất cho từng hộ gia đình. Tổng số tiền nhà trường thu được là 554 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Minh Đề, Hiệu phó Trường Trung cấp nghề GTCC Hà Nội, số tiền thu đó không phải là tiền bán đất, mà chỉ thu để làm đường, xây ngăn, chia lô cho các căn nhà tập thể cho các giáo viên ở?
Tháng 12/1998, Hiệu trưởng Thiều Tăng Kiến về hưu, và người kế tục là ông Hoàng Quốc Cường. Năm 2003, BGH mới đã giải quyết thêm 3 hộ giáo viên khó khăn nữa được vào ở nhờ tại các gian nhà xưởng cấp 4 còn lại của trường và không phải nộp khoản tiền nào, ngoài tiền đóng thuế đất nông nghiệp trên diện tích sử dụng của từng hộ. Như vậy, từ 1997 tới nay đã có 21 hộ giáo viên và 1 hộ công an được vào sinh sống trên tổng diện tích hơn 1.100m2 trong khu tập thể giáo viên của trường tại tổ 40, cụm 5, phường Xuân La, Tây Hồ. Theo BGH nhà trường, gần 15 năm qua các hộ sinh sống ổn định và đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho địa phương cũng như của nhà nước quy định…
… Đến những hậu quả
Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu như tổ công tác "hoàn thành nhiệm vụ" và nhà trường xin hợp thức hóa được khu đất đó cho các gia đình giáo viên. Tuy nhiên, "vai trò yếu kém" của tổ công tác cùng với sự thay đổi chủ trương, không nhất quán của BGH mới (quay sang hướng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi các nhà đất đã phân cho cán bộ, giáo viên để phục vụ mục đích xây chung cư) đã đẩy 22 hộ dân ở khu TT giáo viên tổ 40, cụm 5, Xuân La đến nguy cơ bị mất tài sản.Trong đơn khiếu nại (có chữ ký của tập thể giáo viên) gửi Báo Hànộimới có đoạn nêu rõ: "…nhà trường bao biện cho rằng việc thu tiền của các hộ dân không phải là bán nhà, đất ở, mà chỉ thu để chi phí vào các việc như xây tường ngăn, quét vôi… là không đúng sự thật, không đúng với ý chí và chủ trương ban đầu của nhà trường… Nếu chỉ thu khoản tiền để chi phí vào các việc trên thì không thể thu quá cao như vậy, và không thể thu theo diện tích nhà ở. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai…".
Ông Vũ Xuân Thịnh (giáo viên về hưu ở lô A3) cho biết, thời điểm năm 1997 số tiền phải nộp cho nhà trường là rất lớn, gần ngang với việc mua một diện tích đất như vậy ngoài thị trường. Lương giáo viên eo hẹp, không ít gia đình đã phải chạy vạy vất vả mới lo đủ tiền đóng cho trường: "BGH hứa sẽ hoàn tất các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hóa nhà, làm sổ đỏ thì chúng tôi mới nộp tiền mua. Bây giờ nếu bị thu hồi đất, lại thêm một lần tiền nữa để mua nhà chung cư thì chúng tôi khác nào sẽ trắng tay!" - ông Thịnh nói. Cùng cảnh với ông Thịnh, ông Lê Đình Tuyên, (giáo viên về hưu) trong khu tập thể giãi bày: "Là giáo viên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào nhà trường, nhưng chính vì quá tin nhà trường nên cả gia đình rơi vào bi kịch ngày hôm nay. Đây là điều làm tôi rất khổ tâm!".
Phóng viên đã gặp ông Thiều Tăng Kiến (Hiệu trưởng cũ, người đã từng nhiều lần chủ trì các cuộc họp xét duyệt phân nhà từ 1984-1999). Ông Kiến vẫn khẳng định, trong bối cảnh khó khăn hồi đó nhà trường đã chủ trương thành lập khu tập thể tại tổ 40, cụm 5, Xuân La giải quyết nhà ở cho cán bộ giáo viên là đúng và đã được đồng chí Trương Tùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ủng hộ. Ban Giám hiệu mới giờ đây phải lo làm sao bảo đảm chỗ ở và quyền lợi hợp pháp cho giáo viên, bởi có nhiều gia đình đã ở đó lâu năm và đã có đóng góp nhiều cho nhà trường.
Tại kết luận số 380/KL-TTTP ngày 17/3/2010, Thanh tra thành phố khẳng định: "Việc BGH nhà trường đề ra chủ trương xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phân nhà cho CBCNV tại thời điểm năm 1992, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, mà nhà trường tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất cho giáo viên và thu tiền để sửa chữa hạ tầng tại tổ 40, cụm 5, Xuân La tại thời điểm năm 1998 là đã vi phạm Luật Đất đai, vi phạm các quy định về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu...".
Trên cơ sở những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất của nhà trường, Thanh tra TP đã kiến nghị thu hồi toàn bộ 1.899m2 đất tại tổ 40, cụm 5, phường Xuân La, trong đó bao gồm cả 1.100m2 đã được phân cho 22 hộ CBCNV của nhà trường đã sinh sống ổn định gần 15 năm qua.
Như vậy, xuất phát ban đầu từ động cơ tốt là muốn chăm lo, giải quyết khó khăn về nhà ở cho cán bộ giáo viên nhưng với những sai phạm và sự yếu kém về quản lý đất đai, tài chính của mình, BGH nhà trường đã "gây thêm" khó khăn cho các hộ giáo viên, nguy cơ trắng tay, mất đất, mất nhà ở cũng nên.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet