Hà Nội: Không khuyến khích xây biệt thự, nhà liền kề
Đó là nội dung quan trọng trong dự thảo Quyết định Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội sắp trình Thủ tướng phê duyệt.
"Nhà chung cư cũ của Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng đô thị, hạn chế không phát triển loại nhà phân lô liên kề".
Theo đó, phát triển nhà ở đồng bộ với quy hoạch các khu đô thị mới dọc đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng, các đô thị vệ tinh. Xây dựng đa dạng các loại hình nhà ở, ưu tiên phục vụ các đối tượng xã hội và giảm tải trực tiếp cho các khu vực nội đô.
Tại những khu vực trên, khuyến khích xây dựng nhà ở cao tầng, mật độ thấp, hình thành nhiều không gian xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo môi trường chất lượng sống tốt. Đầu tư quỹ phát triển nhà ở xã hội.
Dự thảo cũng chỉ rõ: Cải tạo, nâng cấp quỹ nhà ở cũ của Hà Nội theo hướng đồng bộ về hạ tầng đô thị, hiện đại, hạn chế không phát triển loại nhà phân lô liên kề. Khu phố cổ và khu phố cũ sẽ bảo tồn các công trình và nhà ở có giá trị về kiến trúc, văn hóa và lịch sử; cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường.
Các khu tập thể cũ thuộc khu vực hạn chế phát triển được cải tạo chỉnh trang hoặc xây dựng lại đồng bộ, hiện đại phù hợp cảnh quan khu vực theo hướng hạn chế phát triển dân số, tạo nhiều diện tích cây xanh, bãi đỗ xe. Khuyến khích người dân di dời đến các khu đô thị mới.
Đối với các khu vực nhà ở chia lô từng bước cải tạo xây dựng mới đồng bộ, hiện đại, cải thiện chất lượng sống và đảm bảo kiến trúc cảnh quan cho đô thị.
Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn. Khuyến khích phát huy, khai thác không gian kiến trúc truyền thống. Nghiên cứu thiết kế mẫu nhà ở nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu ở với tiện nghi sinh hoạt hiện đại, ngôn ngữ kiến trúc phù hợp phong tục tập quán và cảnh quan làng xóm, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng địa phương, thân thiện với môi trường.
Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, 200 khối nhà chung cư đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại một số thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Nam Định, Vinh…
Riêng Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo, xây dựng lại được 9 khối nhà chung cư trên tổng số 434 khối nhà. Tp.HCM đã triển khai di dời, tháo dỡ và xây dựng lại được 46 khối nhà chung cư, trong đó đã hoàn thành 19 khối với quy mô 2.462 căn hộ. Bộ Xây dựng đánh giá việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ tại các địa phương được triển khai rất chậm, chủ yếu mới đang thực hiện thí điểm ở Hà Nội, Tp.HCM.
Một số địa phương như Hải Phòng, Nam Định và Nghệ An chưa triển khai mặc dù trên địa bàn hiện có tương đối nhiều nhà chung cư cũ đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Nhà liền kề, biệt thự không được khuyến khích xây dựng. Ảnh: Internet |
Theo đó, phát triển nhà ở đồng bộ với quy hoạch các khu đô thị mới dọc đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng, các đô thị vệ tinh. Xây dựng đa dạng các loại hình nhà ở, ưu tiên phục vụ các đối tượng xã hội và giảm tải trực tiếp cho các khu vực nội đô.
Tại những khu vực trên, khuyến khích xây dựng nhà ở cao tầng, mật độ thấp, hình thành nhiều không gian xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo môi trường chất lượng sống tốt. Đầu tư quỹ phát triển nhà ở xã hội.
Dự thảo cũng chỉ rõ: Cải tạo, nâng cấp quỹ nhà ở cũ của Hà Nội theo hướng đồng bộ về hạ tầng đô thị, hiện đại, hạn chế không phát triển loại nhà phân lô liên kề. Khu phố cổ và khu phố cũ sẽ bảo tồn các công trình và nhà ở có giá trị về kiến trúc, văn hóa và lịch sử; cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường.
Các khu tập thể cũ thuộc khu vực hạn chế phát triển được cải tạo chỉnh trang hoặc xây dựng lại đồng bộ, hiện đại phù hợp cảnh quan khu vực theo hướng hạn chế phát triển dân số, tạo nhiều diện tích cây xanh, bãi đỗ xe. Khuyến khích người dân di dời đến các khu đô thị mới.
Đối với các khu vực nhà ở chia lô từng bước cải tạo xây dựng mới đồng bộ, hiện đại, cải thiện chất lượng sống và đảm bảo kiến trúc cảnh quan cho đô thị.
Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn. Khuyến khích phát huy, khai thác không gian kiến trúc truyền thống. Nghiên cứu thiết kế mẫu nhà ở nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu ở với tiện nghi sinh hoạt hiện đại, ngôn ngữ kiến trúc phù hợp phong tục tập quán và cảnh quan làng xóm, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng địa phương, thân thiện với môi trường.
Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, 200 khối nhà chung cư đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại một số thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Nam Định, Vinh…
Riêng Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo, xây dựng lại được 9 khối nhà chung cư trên tổng số 434 khối nhà. Tp.HCM đã triển khai di dời, tháo dỡ và xây dựng lại được 46 khối nhà chung cư, trong đó đã hoàn thành 19 khối với quy mô 2.462 căn hộ. Bộ Xây dựng đánh giá việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ tại các địa phương được triển khai rất chậm, chủ yếu mới đang thực hiện thí điểm ở Hà Nội, Tp.HCM.
Một số địa phương như Hải Phòng, Nam Định và Nghệ An chưa triển khai mặc dù trên địa bàn hiện có tương đối nhiều nhà chung cư cũ đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Theo tờ trình về việc ban hành Nghị định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tập thể và khu dân cư cũ của Bộ Xây dựng, việc chọn chủ đầu tư dự án sẽ phải qua quá trình đấu thầu. Tiêu chí đánh giá, thang điểm để lựa chọn chủ đầu tư dự án được căn cứ theo hồ sơ cũng như kết quả phiếu lấy ý kiến của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi dự án. Nhà đầu tư có tổng số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sẽ được quyền lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc vừa bằng tiền vừa bằng nhà ở. Hộ gia đình sau khi nhận nhà xây mới sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp chủ sở hữu căn hộ mới thuộc diện thu nhập thấp mà không có khả năng trả một lần tiền chênh lệch giữa diện tích căn hộ cũ và căn hộ mới thì được trả góp trong thời gian tối đa là 10 năm và được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để thanh toán. Dự án phải phá dỡ toàn bộ nhà ở cũ sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao (hoặc thuê) để thực hiện dự án. Riêng đối với trường hợp chỉ thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang hoặc phá dỡ từng phần mà không phá dỡ toàn bộ cả khu chung cư cũ thì UBND cấp tỉnh, xem xét, quyết định việc cho phép chủ đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất trong phạm vi dự án. Đối với trường hợp dự án không có quỹ nhà ở để tái định cư tại chỗ thì cho phép chủ đầu tư được bồi thường bằng căn hộ tại địa điểm mới kết hợp bồi thường bằng tiền. |
(Theo LandToday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet