Hà Nội: Kiểm tra chất lượng quản lý nhà TĐC khu Dịch Vọng
Ngày 1/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP đã có buổi thị sát, kiểm tra, tháo gỡ bất cập, khó khăn tại khu nhà tái định cư (TĐC) Dịch Vọng, do quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thẳng thắn nhìn nhận: việc quản lý chung cư trên địa bàn TP hiện nay nhìn chung còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do quy hoạch kiến trúc còn thấp, mật độ dân số nhiều nơi còn cao tạo nên áp lực sinh hoạt xã hội, thiếu các không gian công cộng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại tại chỗ.
Đáng quan tâm là trong quá trình xây dựng các chung cư chưa gắn với quy trình duy tu, bảo dưỡng sản phẩm; công tác duy tu, bảo trì không kịp thời; trách nhiệm chủ đầu tư còn thấp; kinh phí vận hành, bảo dưỡng chung cư phân bổ không khoa học, kể cả khoản thu; thiếu Ban quản trị theo quy định…
Những thông tin được Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nêu ra trong sáng 1/11 khi cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP đi thị sát, kiểm tra và tháo gỡ những bất cập, khó khăn tại Khu nhà tái định cư (TĐC) trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Theo đó, trong sáng 1/11, đoàn đã tới kiểm tra thực tế tại 2 khu nhà chung cư N03 và N04 thuộc khu TĐC 5,3 ha phường Dịch Vọng, do UBND quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư. Đó là những khu nhà mới được đưa vào sử dụng từ năm 2007, tuy nhiên, công tác quản lý các công trình còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.
Ví như tại khu chung cư N04, đại diện cho bà con nơi đây, ông Phí Văn Tuấn, Tổ trưởng dân phố nhà N04 cho biết: Tòa nhà có 2 thang máy nhưng thường xuyên hỏng, cảnh quan xung quanh khu nhà bị xâm hại nghiêm trọng; tình trạng lấn chiếm vỉa vè, lòng đường kinh doanh trái phép gây mất mỹ quan và mất vệ sinh nhưng không có cấp chính quyền nào xử lý. Gia đình ông mới chuyển về đây được 4 năm nhưng tình trạng chất lượng công trình xuống cấp, lún, nứt, ngấm, dột, chất lượng dịch vụ kém... đã thường xuyên diễn ra trong thời gian dài.
Hay như tại khu nhà N03, ông Nguyễn Đức Minh cũng bày tỏ bức xúc, mặc dù nhiều hộ dân đã được TĐC ở đây được 3-4 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Tại đây, người dân tự do lấn chiếm đất, đổ phế thải bừa bãi, mở quán bán hàng, dịch vụ trông giữ xe ô-tô lấn chiếm diện tích công cộng... nhưng không hề bị cơ quan chức năng nào “thổi còi”, gây mất trật tự đô thị.
Hơn nữa, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật giữa khu đô thị, chung cư với khu vực chung quanh thiếu đồng bộ; thiếu địa điểm sinh hoạt cộng đồng; các quy định về quản lý, sử dụng các diện tích chung, quy định về thu, quản lý, phân bổ chi phí bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà chưa cụ thể... Các khu chung cư thiếu Ban quản trị nên nhiều vấn đề giữa chủ đầu tư và hộ dân chậm được giải quyết.
Mặt khác tình trạng thiếu trường học cho trẻ em đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Cả khu TĐC có đến 6000 dân (chiếm 1/5 dân số phường Dịch Vọng) nhưng chỉ có duy nhất 1 trường mẫu giáo.
Giải trình với đoàn làm việc về tình trạng bảo trì, bảo dưỡng, duy tu chậm tại các khu nhà TĐC, Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội Nguyễn Đức Sơn đã nhận trách nhiệm về đơn vị mình. Tuy nhiên, ông Sơn cũng nêu ra một số nguyên nhân khách quan từ bộ máy quản lý chung như: khi tiến hành sửa chữa, bảo trì do phải qua nhiều khâu thủ tục nên thường chậm trễ, gây bức xúc cho nhân dân. Hay quỹ 2% khi bán nhà dành cho duy trì, bảo dưỡng hiện đã nộp vào ngân sách TP, nên công ty không có nguồn kinh phí để vận hành, quản lý các tòa nhà TĐC.
Ghi nhận những trăn trở, bức xúc của nhân dân các khu TĐC và để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch yêu cầu các ngành khi thực hiện quy hoạch, xây dựng các khu nhà TĐC không được phân biệt giữa nhà TĐC và chung cư thương mại, phải bố trí đầy đủ hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phải khẩn trương khắc phục những hỏng hóc, xuống cấp tại khu Dịch Vọng, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, vận hành, bảo dưỡng các khu nhà.
Bên cạnh đó, Chủ tịch giao Sở Tài chính, Sở Xây dựng lập dự toán ngân sách hàng năm để công ty dành cho hoạt động quản lý nhà chung cư theo đúng Luật Xây dựng và Luật Tài chính.
Mặt khác, Sở Tài chính cần giám sát, cập nhật giá thuê nhà hiện nay để tránh thất thoát cho nhà nước và tiền thu được sử dụng đúng mục đích. Chủ tịch TP cũng yêu cầu Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đảm bảo cung cấp đầy đủ điện, nước cho các hộ dân; chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đặc biệt, đối với việc quản lý các tòa nhà, Chủ tịch thống nhất phải thành lập ngay Ban quản trị tại các nhà chung cư và do Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phối hợp với chính quyền phường sở tại chịu trách nhiệm thành lập. Để đảm bảo cho sinh hoạt chung, các ngành chức năng cần phối hợp rà soát ngay quỹ đất tại tầng 1, ưu tiên bố trí ngay mỗi tòa nhà một nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà văn hóa, thư viện; rà soát bố trí quỹ đất dành cho nhà trẻ, mẫu giáo; phần còn lại mới dành cho thuê kinh doanh, trong đó, ưu tiên các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
Cuối cùng, Chủ tịch chỉ đạo, các đơn vị phải có văn bản báo cáo UBND TP về việc giải quyết những vấn đề vướng mắc trên trước ngày 30/11/2012.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trao đổi với người dân Khu tái định cư Dịch Vọng. |
Đáng quan tâm là trong quá trình xây dựng các chung cư chưa gắn với quy trình duy tu, bảo dưỡng sản phẩm; công tác duy tu, bảo trì không kịp thời; trách nhiệm chủ đầu tư còn thấp; kinh phí vận hành, bảo dưỡng chung cư phân bổ không khoa học, kể cả khoản thu; thiếu Ban quản trị theo quy định…
Những thông tin được Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nêu ra trong sáng 1/11 khi cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP đi thị sát, kiểm tra và tháo gỡ những bất cập, khó khăn tại Khu nhà tái định cư (TĐC) trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Theo đó, trong sáng 1/11, đoàn đã tới kiểm tra thực tế tại 2 khu nhà chung cư N03 và N04 thuộc khu TĐC 5,3 ha phường Dịch Vọng, do UBND quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư. Đó là những khu nhà mới được đưa vào sử dụng từ năm 2007, tuy nhiên, công tác quản lý các công trình còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.
Ví như tại khu chung cư N04, đại diện cho bà con nơi đây, ông Phí Văn Tuấn, Tổ trưởng dân phố nhà N04 cho biết: Tòa nhà có 2 thang máy nhưng thường xuyên hỏng, cảnh quan xung quanh khu nhà bị xâm hại nghiêm trọng; tình trạng lấn chiếm vỉa vè, lòng đường kinh doanh trái phép gây mất mỹ quan và mất vệ sinh nhưng không có cấp chính quyền nào xử lý. Gia đình ông mới chuyển về đây được 4 năm nhưng tình trạng chất lượng công trình xuống cấp, lún, nứt, ngấm, dột, chất lượng dịch vụ kém... đã thường xuyên diễn ra trong thời gian dài.
Hay như tại khu nhà N03, ông Nguyễn Đức Minh cũng bày tỏ bức xúc, mặc dù nhiều hộ dân đã được TĐC ở đây được 3-4 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Tại đây, người dân tự do lấn chiếm đất, đổ phế thải bừa bãi, mở quán bán hàng, dịch vụ trông giữ xe ô-tô lấn chiếm diện tích công cộng... nhưng không hề bị cơ quan chức năng nào “thổi còi”, gây mất trật tự đô thị.
Hơn nữa, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật giữa khu đô thị, chung cư với khu vực chung quanh thiếu đồng bộ; thiếu địa điểm sinh hoạt cộng đồng; các quy định về quản lý, sử dụng các diện tích chung, quy định về thu, quản lý, phân bổ chi phí bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà chưa cụ thể... Các khu chung cư thiếu Ban quản trị nên nhiều vấn đề giữa chủ đầu tư và hộ dân chậm được giải quyết.
Khu TĐC Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội |
Mặt khác tình trạng thiếu trường học cho trẻ em đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Cả khu TĐC có đến 6000 dân (chiếm 1/5 dân số phường Dịch Vọng) nhưng chỉ có duy nhất 1 trường mẫu giáo.
Giải trình với đoàn làm việc về tình trạng bảo trì, bảo dưỡng, duy tu chậm tại các khu nhà TĐC, Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội Nguyễn Đức Sơn đã nhận trách nhiệm về đơn vị mình. Tuy nhiên, ông Sơn cũng nêu ra một số nguyên nhân khách quan từ bộ máy quản lý chung như: khi tiến hành sửa chữa, bảo trì do phải qua nhiều khâu thủ tục nên thường chậm trễ, gây bức xúc cho nhân dân. Hay quỹ 2% khi bán nhà dành cho duy trì, bảo dưỡng hiện đã nộp vào ngân sách TP, nên công ty không có nguồn kinh phí để vận hành, quản lý các tòa nhà TĐC.
Ghi nhận những trăn trở, bức xúc của nhân dân các khu TĐC và để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch yêu cầu các ngành khi thực hiện quy hoạch, xây dựng các khu nhà TĐC không được phân biệt giữa nhà TĐC và chung cư thương mại, phải bố trí đầy đủ hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phải khẩn trương khắc phục những hỏng hóc, xuống cấp tại khu Dịch Vọng, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, vận hành, bảo dưỡng các khu nhà.
Bên cạnh đó, Chủ tịch giao Sở Tài chính, Sở Xây dựng lập dự toán ngân sách hàng năm để công ty dành cho hoạt động quản lý nhà chung cư theo đúng Luật Xây dựng và Luật Tài chính.
Mặt khác, Sở Tài chính cần giám sát, cập nhật giá thuê nhà hiện nay để tránh thất thoát cho nhà nước và tiền thu được sử dụng đúng mục đích. Chủ tịch TP cũng yêu cầu Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đảm bảo cung cấp đầy đủ điện, nước cho các hộ dân; chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đặc biệt, đối với việc quản lý các tòa nhà, Chủ tịch thống nhất phải thành lập ngay Ban quản trị tại các nhà chung cư và do Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phối hợp với chính quyền phường sở tại chịu trách nhiệm thành lập. Để đảm bảo cho sinh hoạt chung, các ngành chức năng cần phối hợp rà soát ngay quỹ đất tại tầng 1, ưu tiên bố trí ngay mỗi tòa nhà một nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà văn hóa, thư viện; rà soát bố trí quỹ đất dành cho nhà trẻ, mẫu giáo; phần còn lại mới dành cho thuê kinh doanh, trong đó, ưu tiên các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
Cuối cùng, Chủ tịch chỉ đạo, các đơn vị phải có văn bản báo cáo UBND TP về việc giải quyết những vấn đề vướng mắc trên trước ngày 30/11/2012.
(Theo Hà Nội Mới)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet