Hà Nội kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS
Sáng nay 19/12, tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng một số bộ ngành, UBND TP Hà Nội kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với xử lý nợ xấu.
Dư nợ bất động sản khoảng 13%
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, hiện Hà Nội đang tồn kho nhà chung cư (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng 566.610 m2 sàn. Biệt thự, liền kề tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn. Nhà thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ. Diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2.
Trong khi đó, nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu ngân hàng. Lãnh đạo Thành phố đánh giá, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cao cấp, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Động thái siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố thiếu vốn đầu tư, các dự án kéo dài tiến độ, tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nợ xấu tăng.
Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân thị trường đóng băng là do phát triển quá nóng trong thời gian qua, ngoài ra còn do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu do đầu cơ, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, chỉ tập trung và những phân khúc có sinh lời cao mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường, dẫn đến thị trường nhà ở mất cân đối, dư thừa nhà ở cao cấp trong lúc thiếu nhà ở phân khúc cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, là do chính sách tài chính, tín dụng cho thị trường bất động sản chưa hoàn chỉnh; vốn đầu tư trong địa ốc chủ yếu từ nguồn vốn ngân hàng nhưng thời gian vay ngắn hạn.
Trước thực tế đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội kiến nghị cần xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cùng với đó là rà soát cung cầu về nhà ở, xác định nhu cầu của thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; tạo chính sách kích cầu để người dân có nhu cầu thực có thể tiếp cận được nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Doanh nghiệp bất động sản cần được tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, quỹ nhà tồn đọng.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đề xuất tăng tỷ lệ nhà chung cư cao tầng, hạn chế nhà thấp tầng, nâng tỷ lệ nhà chung cư lên 80%, hạn chế nhà cao cấp, biệt thự liền kề. Cùng với đó, Chính phủ cần sớm ban hành nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường , làm cơ sở để các bộ ngành trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện; phê duyệt đề án xử lý nợ xấu; ban hành cơ chế chính sách mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở tái định cư, nhà cho thuê, thuê mua, trả chậm, nhà công vụ; xem xét phê duyệt chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn Thành phố.
Đặc biệt, Chính phủ cần cho tiếp tục thực hiện quy định giãn nộp tiền sử dụng đất theo nghị quyết 13/CP; xem xét giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu. Các bộ, ngành cần xem xét khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ; ban hành bộ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế chung cư căn hộ vừa và nhỏ để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; xem xét điều chỉnh quy định tỷ lệ căn hộ trong chung cư, để doanh nghiệp tự lựa chọn...
Rót hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay mua nhà
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, thị trường bất động sản tại Hà Nội có sự khác biệt so với thị trường Tp.HCM, đó là tình trạng đóng băng xảy ra chậm hơn, số lượng dự án ít hơn, nhưng quy mô mỗi dự án và tổng thể lớn hơn; số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường ít hơn; dư nợ bất động sản ít hơn, vốn chủ yếu huy động từ người mua nhà; giá nhà ở cũng cao hơn nếu so với các dự án cùng điều kiện.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng trước hết phải thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, tiến hành phân loại các dự án phát triển nhà ở, bất động sản; xử lý theo hướng dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đối với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn, tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động.
Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường; thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Tương tự như đã “hứa” với Tp.HCM, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, cơ quan này sẽ hỗ trợ hết mức cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở, trong đó sẽ tạo điều kiện về các chính sách tiền tệ linh hoạt để có thể khơi thông thị trường.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong 2013 sẽ tập trung xử lý khoảng 100 đến 150 nghìn tỷ đồng nợ trong bất động sản. Cùng với đó, cơ quan này cũng sẽ cung ứng từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại để cho vay mua nhà trong 10 năm tới.
Thống đốc Bình cũng lưu ý các bộ, ngành và Hà Nội cần tính đến các giải pháp dài hơi hơn, đặc biệt cần tính toán tới việc cấp phép bất động sản, cơ cấu vốn hợp lý; sàng lọc nhà đầu tư cũng như giá bán nhà.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Xây dựng thống kê và đánh giá chính xác về nợ đọng, dư nợ, nợ xấu trong bất động sản để có cơ sở cho Chính phủ ra nghị quyết.
Trước mắt, Bộ kiến nghị Chính phủ cho gia hạn, giãn tiền sử dụng đất 24 tháng cho chủ dự án; được nộp tiền theo tiến độ bán hàng. Các dự án đã gia hạn theo Nghị quyết 13 thì được gia hạn tiếp, cho giảm 50% tiền thuê đất phải nộp.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ kiến nghị cần giảm và miễn thuế đối doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể: giảm 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, áp dụng sớm 6 tháng so với luật (1/7/2013); gia hạn VAT tháng 1-3 cho các doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng; kiến nghị Quốc hội giảm 50% VAT đối với kinh doanh nhà ở xã hội, giảm mức thấp hơn đối với đối tượng mua nhà ở 79 m2 và giá dưới 15 triệu/m2…
Phải làm “ấm” từng phần
Đánh giá về thị trường bất động sản Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho hay, tình trạng ứ đọng, khó khăn của thị trường bất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến những yếu kém trong công tác quản lý, quy hoạch. Vì vậy, Hà Nội phải đặc biệt lưu ý công tác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu hợp lý, quan tâm tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức…
Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường. Có chính sách khuyến khích, kích cầu về nhà ở; làm sao cho người có thu nhập thấp cũng mua được, hoặc thuê được nhà với giá cả hợp lý.
Hà Nội cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các giao dịch bất động sản. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, tập trung cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.
“Ngân hàng Nhà nước bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu bất động sản, trích lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp... cần nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi nhằm hỗ trợ cho các hộ dân vay để mua nhà ở xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo.
Đáng chú ý, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành và Hà Nội cần tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, tổng thể các giải pháp để từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, “làm ấm” từng phần thị trường, tiến tới lành mạnh hóa hoạt động và phát triển bền vững thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, hiện Hà Nội đang tồn kho nhà chung cư (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng 566.610 m2 sàn. Biệt thự, liền kề tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn. Nhà thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ. Diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2.
Trong khi đó, nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu ngân hàng. Lãnh đạo Thành phố đánh giá, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cao cấp, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Động thái siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố thiếu vốn đầu tư, các dự án kéo dài tiến độ, tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nợ xấu tăng.
Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân thị trường đóng băng là do phát triển quá nóng trong thời gian qua, ngoài ra còn do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu do đầu cơ, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, chỉ tập trung và những phân khúc có sinh lời cao mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường, dẫn đến thị trường nhà ở mất cân đối, dư thừa nhà ở cao cấp trong lúc thiếu nhà ở phân khúc cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, là do chính sách tài chính, tín dụng cho thị trường bất động sản chưa hoàn chỉnh; vốn đầu tư trong địa ốc chủ yếu từ nguồn vốn ngân hàng nhưng thời gian vay ngắn hạn.
Trước thực tế đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội kiến nghị cần xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cùng với đó là rà soát cung cầu về nhà ở, xác định nhu cầu của thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; tạo chính sách kích cầu để người dân có nhu cầu thực có thể tiếp cận được nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Doanh nghiệp bất động sản cần được tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, quỹ nhà tồn đọng.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đề xuất tăng tỷ lệ nhà chung cư cao tầng, hạn chế nhà thấp tầng, nâng tỷ lệ nhà chung cư lên 80%, hạn chế nhà cao cấp, biệt thự liền kề. Cùng với đó, Chính phủ cần sớm ban hành nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường , làm cơ sở để các bộ ngành trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện; phê duyệt đề án xử lý nợ xấu; ban hành cơ chế chính sách mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở tái định cư, nhà cho thuê, thuê mua, trả chậm, nhà công vụ; xem xét phê duyệt chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn Thành phố.
Đặc biệt, Chính phủ cần cho tiếp tục thực hiện quy định giãn nộp tiền sử dụng đất theo nghị quyết 13/CP; xem xét giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu. Các bộ, ngành cần xem xét khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ; ban hành bộ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế chung cư căn hộ vừa và nhỏ để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; xem xét điều chỉnh quy định tỷ lệ căn hộ trong chung cư, để doanh nghiệp tự lựa chọn...
Doanh nghiệp bất động sản cần được tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết nợ xấu. Ảnh: Hoàng Lan |
Rót hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay mua nhà
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, thị trường bất động sản tại Hà Nội có sự khác biệt so với thị trường Tp.HCM, đó là tình trạng đóng băng xảy ra chậm hơn, số lượng dự án ít hơn, nhưng quy mô mỗi dự án và tổng thể lớn hơn; số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường ít hơn; dư nợ bất động sản ít hơn, vốn chủ yếu huy động từ người mua nhà; giá nhà ở cũng cao hơn nếu so với các dự án cùng điều kiện.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng trước hết phải thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, tiến hành phân loại các dự án phát triển nhà ở, bất động sản; xử lý theo hướng dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đối với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn, tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động.
Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường; thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Tương tự như đã “hứa” với Tp.HCM, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, cơ quan này sẽ hỗ trợ hết mức cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở, trong đó sẽ tạo điều kiện về các chính sách tiền tệ linh hoạt để có thể khơi thông thị trường.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong 2013 sẽ tập trung xử lý khoảng 100 đến 150 nghìn tỷ đồng nợ trong bất động sản. Cùng với đó, cơ quan này cũng sẽ cung ứng từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại để cho vay mua nhà trong 10 năm tới.
Thống đốc Bình cũng lưu ý các bộ, ngành và Hà Nội cần tính đến các giải pháp dài hơi hơn, đặc biệt cần tính toán tới việc cấp phép bất động sản, cơ cấu vốn hợp lý; sàng lọc nhà đầu tư cũng như giá bán nhà.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Xây dựng thống kê và đánh giá chính xác về nợ đọng, dư nợ, nợ xấu trong bất động sản để có cơ sở cho Chính phủ ra nghị quyết.
Trước mắt, Bộ kiến nghị Chính phủ cho gia hạn, giãn tiền sử dụng đất 24 tháng cho chủ dự án; được nộp tiền theo tiến độ bán hàng. Các dự án đã gia hạn theo Nghị quyết 13 thì được gia hạn tiếp, cho giảm 50% tiền thuê đất phải nộp.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ kiến nghị cần giảm và miễn thuế đối doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể: giảm 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, áp dụng sớm 6 tháng so với luật (1/7/2013); gia hạn VAT tháng 1-3 cho các doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng; kiến nghị Quốc hội giảm 50% VAT đối với kinh doanh nhà ở xã hội, giảm mức thấp hơn đối với đối tượng mua nhà ở 79 m2 và giá dưới 15 triệu/m2…
Phải làm “ấm” từng phần
Đánh giá về thị trường bất động sản Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho hay, tình trạng ứ đọng, khó khăn của thị trường bất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến những yếu kém trong công tác quản lý, quy hoạch. Vì vậy, Hà Nội phải đặc biệt lưu ý công tác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu hợp lý, quan tâm tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức…
Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường. Có chính sách khuyến khích, kích cầu về nhà ở; làm sao cho người có thu nhập thấp cũng mua được, hoặc thuê được nhà với giá cả hợp lý.
Hà Nội cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các giao dịch bất động sản. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, tập trung cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.
“Ngân hàng Nhà nước bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu bất động sản, trích lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp... cần nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi nhằm hỗ trợ cho các hộ dân vay để mua nhà ở xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo.
Đáng chú ý, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành và Hà Nội cần tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, tổng thể các giải pháp để từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, “làm ấm” từng phần thị trường, tiến tới lành mạnh hóa hoạt động và phát triển bền vững thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Tại buổi họp chiều qua ở Tp.HCM, BIDV cũng đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Cụ thể, Chính phủ xem xét chấp thuận việc thành lập Công ty tài chính tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia để tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho thị trường, giải quyết lượng tồn kho bất động sản cũng như nợ xấu cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng bán lẻ cho vay người mua nhà để ở như không tính trong dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Chính phủ cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ đối với các chủ đầu tư dự án và được giữ nguyên nhóm nợ như trước khi thực hiện cơ cấu. Theo BIDV, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ để người mua nhà ở xã hội chỉ phải trả mức lãi suất bằng khoảng 2/3 lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (6-7% mỗi năm). Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại dành cho người thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp vào giới hạn cho vay bất động sản, lĩnh vực không khuyến khích và không áp dụng hệ số rủi ro 250% khi tính tỷ lệ an toàn vốn để các tổ chức tín dụng có thể mạnh dạn đẩy mạnh cho vay. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet