Hà Nội: Lình xình kéo dài việc GPMB ở 31 Láng Hạ
Đơn thư phản ánh của gần 130 hộ dân 31 Láng Hạ cho biết, thực chất là CBCNV của Xí nghiệp Cao su đường sắt (Tổng công ty ĐSVN), việc giải tỏa di dời để lấy đất xây dựng dự án “Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại” của Tổng công ty ĐSVN kéo dài nhiều năm chưa ngã ngũ.
Việc này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như việc làm của nhiều người lao động trong Xí nghiệp.
Theo đơn thư phản ánh của người dân, tìm hiểu chúng tôi được biết khu đất Xí nghiệp Cao su đường sắt đang sử dụng được TP. Hà Nội cấp giấy sử dụng đất cho Tổng cục Đường sắt theo Quyết định số 918/UB/KTCB ngày 22/5/1971 với diện tích 14.000m2 tại số 31 Láng Hạ nhằm xây dựng xưởng cao su. Sau đó, XN đã ký hợp đồng thuê toàn bộ diện tích trên với thời gian là 20 năm tính từ ngày 1/1/1996 để làm xưởng sản xuất. Sau này, Tổng công ty ĐSVN đã có kế hoạch điều chuyển để xây dựng dự án: “Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm dịch vụ thương mại”.
Cụ thể, ngày 23/6/2005, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN đã ký quyết định thành lập BQL Dự án nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê và chung cư 31 Láng Hạ. Nhiều văn bản liên quan đến việc chuyển đổi này đã được triển khai. Tổng công ty đã ban hành các mệnh lệnh hành chính, yêu cầu XN di dời xưởng đi nơi khác. Ngày 23/1/2008, BQL dự án 31 Láng Hạ ra thông báo gắn biển công bố quy hoạch dự án tại địa chỉ trên. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai, bởi vướng công tác GPMB.
Theo phản ánh, từ khi chủ trương xây dựng dự án “Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm dịch vụ thương mại” được đưa ra, Tổng công ty đã có văn bản yêu cầu Xí nghiệp không được đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị lao động, không được duy tu, sửa chữa nhà xưởng... khiến cho tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của công nhân giảm sút. “Nhiều năm qua chúng tôi sống lay lắt, bám trụ vào những đồng lương nhỏ bé để duy trì cuộc sống. Cứ cái đà này không biết chúng tôi có thể tồn tại được bao lâu nữa”- một công nhân cho biết. Nhiều CBCNV ở XN cho rằng, họ chỉ ủng hộ chủ trương thực hiện dự án khi quyền lợi của XN, quyền lợi của người lao động được đảm bảo.
Thế nhưng, tại Văn bản số 2676 ngày 16/12/2011, ông Trần Phúc Tiến, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN ký đã trả lời rõ 7 vấn đề mà CBCNV ở XN nêu ra. Trong văn bản này nêu chi tiết, việc di dời trụ sở sang Đông Anh, bố trí việc làm cũng như chế độ cho những CBCNV muốn nghỉ chế độ.
Được biết, chủ đầu tư cũng đã có văn bản tạo điều kiện giúp đỡ người lao động, bằng việc chi trả mỗi năm công tác một tháng lương (ngoài chế độ quy định của nhà nước), bố trí việc làm phù hợp từ các đơn vị trong ngành... Nhưng dường như tất cả các văn bản, chính sách trên đến nay đều chưa được thực hiện. Bởi khi thì người lao động không chấp nhận, khi chấp nhận thì chủ đầu tư lại chưa được sự đồng ý của Tổng công ty ĐSVN.
Với những lình xình như vậy, những kiến nghị không được giải quyết dứt điểm, người lao động vẫn đơn thư kéo dài, vượt cấp. Đề nghị Tổng công ty ĐSVN mà trực tiếp là chủ đầu tư dự án, có biện pháp giải quyết dứt điểm việc đầu tư này gỡ khó cho người lao động XN Cao su đường sắt.
Mô hình nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê và chung cư 31 Láng Hạ. |
Theo đơn thư phản ánh của người dân, tìm hiểu chúng tôi được biết khu đất Xí nghiệp Cao su đường sắt đang sử dụng được TP. Hà Nội cấp giấy sử dụng đất cho Tổng cục Đường sắt theo Quyết định số 918/UB/KTCB ngày 22/5/1971 với diện tích 14.000m2 tại số 31 Láng Hạ nhằm xây dựng xưởng cao su. Sau đó, XN đã ký hợp đồng thuê toàn bộ diện tích trên với thời gian là 20 năm tính từ ngày 1/1/1996 để làm xưởng sản xuất. Sau này, Tổng công ty ĐSVN đã có kế hoạch điều chuyển để xây dựng dự án: “Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm dịch vụ thương mại”.
Cụ thể, ngày 23/6/2005, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN đã ký quyết định thành lập BQL Dự án nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê và chung cư 31 Láng Hạ. Nhiều văn bản liên quan đến việc chuyển đổi này đã được triển khai. Tổng công ty đã ban hành các mệnh lệnh hành chính, yêu cầu XN di dời xưởng đi nơi khác. Ngày 23/1/2008, BQL dự án 31 Láng Hạ ra thông báo gắn biển công bố quy hoạch dự án tại địa chỉ trên. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai, bởi vướng công tác GPMB.
Theo phản ánh, từ khi chủ trương xây dựng dự án “Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm dịch vụ thương mại” được đưa ra, Tổng công ty đã có văn bản yêu cầu Xí nghiệp không được đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị lao động, không được duy tu, sửa chữa nhà xưởng... khiến cho tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của công nhân giảm sút. “Nhiều năm qua chúng tôi sống lay lắt, bám trụ vào những đồng lương nhỏ bé để duy trì cuộc sống. Cứ cái đà này không biết chúng tôi có thể tồn tại được bao lâu nữa”- một công nhân cho biết. Nhiều CBCNV ở XN cho rằng, họ chỉ ủng hộ chủ trương thực hiện dự án khi quyền lợi của XN, quyền lợi của người lao động được đảm bảo.
Thế nhưng, tại Văn bản số 2676 ngày 16/12/2011, ông Trần Phúc Tiến, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN ký đã trả lời rõ 7 vấn đề mà CBCNV ở XN nêu ra. Trong văn bản này nêu chi tiết, việc di dời trụ sở sang Đông Anh, bố trí việc làm cũng như chế độ cho những CBCNV muốn nghỉ chế độ.
Được biết, chủ đầu tư cũng đã có văn bản tạo điều kiện giúp đỡ người lao động, bằng việc chi trả mỗi năm công tác một tháng lương (ngoài chế độ quy định của nhà nước), bố trí việc làm phù hợp từ các đơn vị trong ngành... Nhưng dường như tất cả các văn bản, chính sách trên đến nay đều chưa được thực hiện. Bởi khi thì người lao động không chấp nhận, khi chấp nhận thì chủ đầu tư lại chưa được sự đồng ý của Tổng công ty ĐSVN.
Với những lình xình như vậy, những kiến nghị không được giải quyết dứt điểm, người lao động vẫn đơn thư kéo dài, vượt cấp. Đề nghị Tổng công ty ĐSVN mà trực tiếp là chủ đầu tư dự án, có biện pháp giải quyết dứt điểm việc đầu tư này gỡ khó cho người lao động XN Cao su đường sắt.
(Theo BáoGTVT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet