công trình xuống cấp
Nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng tại Hà Nội

Sau hàng loạt sự cố sập nhà trong thời gian gần đây, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo tiến hành kiểm tra, rà soát mức độ an toàn của nhà ở và nhiều công trình công cộng cũ trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình nhất quyết không di dời mặc dù nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng. Điều này chứng minh sự phức tạp trong công tác cải tạo nhà chung cư cũ.

Ngày 15/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc “Kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị”. Sau Chỉ thị này, Bộ Xây dựng đã khởi xướng chương trình đóng góp ý kiến xây dựng “Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng”, trước hết tập trung vào những nhà chung cư xây dựng trước năm 1994, các công trình công cộng, trụ sở làm việc, biệt thự có tuổi thọ trên 60 năm. Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ nhà; đồng thời nâng cao vai trò của các cá nhân, tổ chức là đơn vị quản lý, chủ sở hữu các công trình để sửa chữa, cải tạo và giữ gìn cảnh quan đô thị.

Thời điểm này, nhiều khu chung cư đã được thẩm định ở cấp độ rất nguy hiểm, cần phải di dời khẩn cấp để xây mới. Nhưng tại nhiều nơi, người dân với tâm lý sợ đi tạm cư, tái định cư nên không chịu di dời. Điều này khiến cho tiến độ cải tạo, xây mới chung cư cũ tại nhiều địa phương đứng trước nguy cơ giậm chân tại chỗ.

Hiện nay, Hà Nội có hơn 1.500 chung cư cũ với quy mô từ 2-5 tầng. Đến nay, tất cả các chung cư này đều đã hết niên hạn sử dụng. Trong đó, có tới 104 chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng.

Chẳng hạn, sau hơn 30 năm sử dụng, khu tập thể cũ C8 - Giảng Võ, Hà Nội đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài hàng mét, lộ sắt thép ra ngoài. Sau khi rà soát, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đánh giá công trình này nguy hiểm ở mức độ D – mức độ cần di dời khẩn cấp. Hàng trăm hộ dân tại đây đang sinh sống trong trạng thái vô cùng nguy hiểm. Hay như sự việc nghiêm trọng xảy ra tại căn biệt thự 107 Trần Hưng Đạo và nhà số 43 phố Cửa Bắc.

Trước tình trạng này, TP. Hà Nội đã yêu cầu đẩy nhanh rà soát và phân loại các công trình nhà cũ trên địa bàn. Tuy nhiên, việc đánh giá để xác định tình trạng, tuổi thọ của công trình là vấn đề khá phức tạp. Bởi ở Việt Nam, những tài liệu trực tiếp để hỗ trợ đánh giá còn rất hạn chế. Do đó, quy trình đánh giá này cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

Từ lý do đó, với mong muốn xây dựng hành lang pháp lý, giúp công tác đánh giá ngày càng được hoàn thiện dựa trên ý kiến của các nhà chuyên môn, chương trình xây dựng “Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng” sẽ được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và Cần Thơ.

Quy trình nêu rõ, để đánh giá mức độ an toàn kết cấu nhà cho giai đoạn 1 và 2 cần xem xét phân tích sự nguy hiểm của các cấu kiện là độc lập hay liên quan với nhau. Nếu tính nguy hiểm của cấu kiện mang tính độc lập, thì sẽ không gây nguy hiểm cho cả hệ thống. Nhưng khi sự nguy hiểm của các cấu kiện có liên quan với nhau, thì phải đánh giá mức độ nguy hiểm của cả hệ thống để dự đoán tình trạng kỹ thuật nhà.

Theo kế hoạch, công việc rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại bước 1 sẽ được hoàn thành trước 31/12/2016.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME