Hà Nội: Nhiều gia đình “tan đàn xẻ nghé” vì dự án “treo”
Hiện nay, trong 50 hộ dân đã bị thu hồi đất rất nhiều gia đình lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Từ một gia đình êm ấm với 5 thành viên, giờ chỉ còn lại một người; cả một gia đình 3 thế hệ bồng bế nhau đi ở trọ,… Trong khi, dự án vẫn “treo”.
>>Xóa bỏ tình trạng dự án "treo": Khó nhất là bắt tay vào làm
>>Công viên Đống Đa: Sau 10 năm vẫn đắp chiếu
Chiều ngày 4/4, chúng tôi đã có buổi làm việc với đại diện 50 hộ dân, nguyên là cư dân ở khu vực ao Thước Thợ. Đã từ nhiều năm nay, họ đã gửi không biết bao nhiêu đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền với mong muốn có được một nơi ở ổn định để sinh sống và được chăm sóc con cháu. Đã 11 năm trôi qua, mong muốn ấy dường như ngày càng xa vời.
Cụ Nghiêm Thị Hạt (ô số 41 trước khi cưỡng chế xây dựng ao Thước Thợ) không kìm được nước mắt chia sẻ rằng: Cụ nay đã 78 tuổi rồi, cả đời sống và làm lụng vất vả, nay ở cái tuổi “gần đất xa trời” mà vẫn phải chắt chiu hà tiện để có đủ số tiền thuê nhà hàng tháng. Không có được một tấc đất cắm dùi, đã rất nhiều lần cụ phải chuyển nhà vì không chịu được giá thuê nhà ngày càng tăng.
Trớ trêu hơn là hoàn cảnh của cụ Đặng Thị Nhã (70 tuổi), cụ ông đã mất được 7 năm qua. Cụ đã chuyển nhà đến cả chục lần. Vùa nói hai hàng nước mắt cụ chảy dài: Cụ ông đã mất được 7 năm rồi, mỗi lần chuyển nhà, cụ lại phải xếp những bát hương của cụ ông và tổ tiên vào bao tải để chuyển đi. Cứ nghĩ đến cảnh chuyển nhà, nó như một cực hình giày vò lương tâm cụ. Cụ ông khi sống đã mất nhà nay khi từ giã cõi đời vẫn không được yên thân.
Được biết, các hộ gia đình mất nhà được chính quyền sắp xếp cho thuê nhà tại xã Xuân Nội, huyện Đông Anh. Theo phản ảnh của người dân, khu nhà này được xây dựng với tiêu chí “3 không” - không điện, không nước, không nhà vệ sinh. Tại đó, các hộ dân đã được bố trí 2 hộ gia đình trong một căn hộ 20m2 và có chung một lối đi.
Gia đình cụ Nguyễn Văn Nam (66 tuổi) lâm cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sau đợt GPMB, vợ cụ do uất ức quá nên đã mất không lâu sau khi mất nhà, 2 người con trai chán nản lang thang, chết đường chết chợ, người con còn lại hiện cũng rơi vào cảnh nghiện ngập. Đã gần đến tuổi thất thập cổ lai hy, ở cái tuổi mà người ta được nghỉ ngơi, con cháu phụng dưỡng thì cụ vẫn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Hàng ngày cụ phải hành nghề xe ôm để nuôi đứa cháu gái còn thơ dại.
Ý kiến của đa phần người dân cho rằng: Theo Quyết định 4487 của UBND TP. Hà Nội đáng lẽ họ phải được hưởng phần đền bù theo đúng quyết định vì họ đã sinh sống ổn định tại khu vực này lâu dài. Tuy nhiên, theo quyết định số 4528/UBND-TNMT của UBND TP. Hà Nội chỉ đạo chấm dứt xem xét đơn kiến nghị, khiếu nại của các hộ dân có liên quan đến việc giải tỏa khu vực ao Thước Thợ, phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Vậy những người dân đang lang thang cơ nhỡ vì bị giải tỏa mà chưa được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng biết kêu ai? Đã hơn 10 năm các hộ dân tại đây gửi đơn khiếu nại, mong muốn được giải quyết nguyện vọng chính đáng của mình.
Theo phản ánh của người dân tại đây, cách đây vài ngày, còn có người xuống khoan thăm dò để chuẩn bị tiến hành xây trường mầm non. Vậy dự án công viên Đống Đa này sẽ đi đến đâu? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên có hành động dứt khoát, chấm dứt tình trạng dự án treo, có biện pháp xúc tiến quá trình xây dựng Công viên Đống Đa.
Đồng thời, có câu trả lời chính thức với người dân, để tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, tránh tình trạng đất bỏ không,… là nơi đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường và là tụ điểm của những phần tử hút chích. Nhân đây, cũng xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sớm giải quyết vụ việc cho những hộ thực sự khó khăn, có nhu cầu về nhà ở.
>>Công viên Đống Đa: Sau 10 năm vẫn đắp chiếu
Chiều ngày 4/4, chúng tôi đã có buổi làm việc với đại diện 50 hộ dân, nguyên là cư dân ở khu vực ao Thước Thợ. Đã từ nhiều năm nay, họ đã gửi không biết bao nhiêu đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền với mong muốn có được một nơi ở ổn định để sinh sống và được chăm sóc con cháu. Đã 11 năm trôi qua, mong muốn ấy dường như ngày càng xa vời.
Đại diện một số hộ dân mất nhà tại khu vực ao Thước Thợ |
Cụ Nghiêm Thị Hạt (ô số 41 trước khi cưỡng chế xây dựng ao Thước Thợ) không kìm được nước mắt chia sẻ rằng: Cụ nay đã 78 tuổi rồi, cả đời sống và làm lụng vất vả, nay ở cái tuổi “gần đất xa trời” mà vẫn phải chắt chiu hà tiện để có đủ số tiền thuê nhà hàng tháng. Không có được một tấc đất cắm dùi, đã rất nhiều lần cụ phải chuyển nhà vì không chịu được giá thuê nhà ngày càng tăng.
Trớ trêu hơn là hoàn cảnh của cụ Đặng Thị Nhã (70 tuổi), cụ ông đã mất được 7 năm qua. Cụ đã chuyển nhà đến cả chục lần. Vùa nói hai hàng nước mắt cụ chảy dài: Cụ ông đã mất được 7 năm rồi, mỗi lần chuyển nhà, cụ lại phải xếp những bát hương của cụ ông và tổ tiên vào bao tải để chuyển đi. Cứ nghĩ đến cảnh chuyển nhà, nó như một cực hình giày vò lương tâm cụ. Cụ ông khi sống đã mất nhà nay khi từ giã cõi đời vẫn không được yên thân.
Được biết, các hộ gia đình mất nhà được chính quyền sắp xếp cho thuê nhà tại xã Xuân Nội, huyện Đông Anh. Theo phản ảnh của người dân, khu nhà này được xây dựng với tiêu chí “3 không” - không điện, không nước, không nhà vệ sinh. Tại đó, các hộ dân đã được bố trí 2 hộ gia đình trong một căn hộ 20m2 và có chung một lối đi.
Gia đình cụ Nguyễn Văn Nam (66 tuổi) lâm cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sau đợt GPMB, vợ cụ do uất ức quá nên đã mất không lâu sau khi mất nhà, 2 người con trai chán nản lang thang, chết đường chết chợ, người con còn lại hiện cũng rơi vào cảnh nghiện ngập. Đã gần đến tuổi thất thập cổ lai hy, ở cái tuổi mà người ta được nghỉ ngơi, con cháu phụng dưỡng thì cụ vẫn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Hàng ngày cụ phải hành nghề xe ôm để nuôi đứa cháu gái còn thơ dại.
Ông Nguyễn Văn Nam không giấu được vẻ mặt buồn bã khi kể về hoàn cảnh gia đình |
Ý kiến của đa phần người dân cho rằng: Theo Quyết định 4487 của UBND TP. Hà Nội đáng lẽ họ phải được hưởng phần đền bù theo đúng quyết định vì họ đã sinh sống ổn định tại khu vực này lâu dài. Tuy nhiên, theo quyết định số 4528/UBND-TNMT của UBND TP. Hà Nội chỉ đạo chấm dứt xem xét đơn kiến nghị, khiếu nại của các hộ dân có liên quan đến việc giải tỏa khu vực ao Thước Thợ, phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Vậy những người dân đang lang thang cơ nhỡ vì bị giải tỏa mà chưa được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng biết kêu ai? Đã hơn 10 năm các hộ dân tại đây gửi đơn khiếu nại, mong muốn được giải quyết nguyện vọng chính đáng của mình.
Bãi đất sau hơn 10 năm từ khi cưỡng chế xây dựng |
Theo phản ánh của người dân tại đây, cách đây vài ngày, còn có người xuống khoan thăm dò để chuẩn bị tiến hành xây trường mầm non. Vậy dự án công viên Đống Đa này sẽ đi đến đâu? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên có hành động dứt khoát, chấm dứt tình trạng dự án treo, có biện pháp xúc tiến quá trình xây dựng Công viên Đống Đa.
Khu đất hoang hóa là điểm tập kết rác thải gây mất mỹ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh |
Đồng thời, có câu trả lời chính thức với người dân, để tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, tránh tình trạng đất bỏ không,… là nơi đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường và là tụ điểm của những phần tử hút chích. Nhân đây, cũng xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sớm giải quyết vụ việc cho những hộ thực sự khó khăn, có nhu cầu về nhà ở.
(Theo Dantri)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet