Hà Nội: Sẽ lấy ý kiến chuyên gia về kế hoạch sử dụng đất
Hôm qua (27/6), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến của đại diện các ngành chức năng của Trung ương và thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
Tại hội nghị, các ý kiến cho rằng dự thảo Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển chung của toàn ngành trên toàn quốc cũng như ở Thủ đô. Quy hoạch phần nào đã đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Quốc Toản cho rằng quy hoạch là bài toán không dễ, vì vậy cần phải có tiêu chí cụ thể để thực hiện tốt. Trước hết phải xem xét công năng của từng loại đất để quy hoạch đâu là đất sử dụng vĩnh viễn, đâu là ngắn hạn, trong đó chỉ rõ đất lúa, đất đô thị, đất xây dựng nhà ở, trường học; quy hoạch này cần thay đổi giải quyết việc ùn tắc giao thông, phải theo đúng nhịp độ phát triển xã hội, cần xem xét việc dành không gian thích đáng cho các công trình văn hóa...Từ đó phải công khai cho toàn dân biết.
Nhận xét về bản quy hoạch, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đức Thiện cho biết khó khả thi. Theo ông, trong bản Dự thảo đã cố gắng phân tích kỹ điều kiện tự nhiên, xã hội và tiềm năng đất, song vẫn cần khai thác triệt để và hợp lý đất đai, mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, có quy hoạch bảo vệ sông hồ và các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội ...
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đức Khiển, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng chỉ rõ, để sử dụng đất gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp cần khai thác triệt để, tiết kiệm, hợp lý quỹ đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển, đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; dành đủ diện tích đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, gắn với phát triển mở rộng thành phố...
Ngoài ra, các ý kiến còn đề cập đến tính hợp lý trong việc sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đất đai phải kết hợp với bảo vệ môi trường, nguồn nước; khai thác sử dụng đất kết hợp với việc coi trọng mục tiêu phòng thủ an ninh quốc gia... ; tính kế thừa các quy hoạch trước đây để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sỏ hạ tầng, công nghiệp và đô thị, công nghiệp hóa-hiện đại hóa Thủ đô, bảo vệ an ninh quốc phòng.../.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Quốc Toản cho rằng quy hoạch là bài toán không dễ, vì vậy cần phải có tiêu chí cụ thể để thực hiện tốt. Trước hết phải xem xét công năng của từng loại đất để quy hoạch đâu là đất sử dụng vĩnh viễn, đâu là ngắn hạn, trong đó chỉ rõ đất lúa, đất đô thị, đất xây dựng nhà ở, trường học; quy hoạch này cần thay đổi giải quyết việc ùn tắc giao thông, phải theo đúng nhịp độ phát triển xã hội, cần xem xét việc dành không gian thích đáng cho các công trình văn hóa...Từ đó phải công khai cho toàn dân biết.
Nhận xét về bản quy hoạch, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đức Thiện cho biết khó khả thi. Theo ông, trong bản Dự thảo đã cố gắng phân tích kỹ điều kiện tự nhiên, xã hội và tiềm năng đất, song vẫn cần khai thác triệt để và hợp lý đất đai, mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, có quy hoạch bảo vệ sông hồ và các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội ...
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đức Khiển, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng chỉ rõ, để sử dụng đất gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp cần khai thác triệt để, tiết kiệm, hợp lý quỹ đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển, đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; dành đủ diện tích đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, gắn với phát triển mở rộng thành phố...
Ngoài ra, các ý kiến còn đề cập đến tính hợp lý trong việc sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đất đai phải kết hợp với bảo vệ môi trường, nguồn nước; khai thác sử dụng đất kết hợp với việc coi trọng mục tiêu phòng thủ an ninh quốc gia... ; tính kế thừa các quy hoạch trước đây để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sỏ hạ tầng, công nghiệp và đô thị, công nghiệp hóa-hiện đại hóa Thủ đô, bảo vệ an ninh quốc phòng.../.
(Theo Vietnam+/TTXVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet