Hà Nội: "Siết" quản lý thị trường bất động sản
UBND thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên liên ngành giúp việc Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) nhằm thực hiện một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS.
Ông Nguyễn Thế Hùng- Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội- cho biết, là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục đề xuất với UBND giao nhiệm vụ cho các cơ quan thuộc thành phố thực hiện một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS.
Theo đó, đối với chính sách về nguồn lực tài chính, các cơ quan Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, Sở Tài chính, Cục thuế Hà Nội và các cơ quan liên quan cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương, khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, giảm tốc độ và tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng cần có lộ trình hợp lý, an toàn.Đề xuất ban hành hệ thống tiêu chí cho vay BĐS đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, cần xây dựng tiêu chí cho vay để hướng các tổ chức tín dụng ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo thu hồi nợ, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ.
Nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà. Đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác bất động sản để tạo thêm nguồn cung cấp vốn ngoài các tổ chức tín dụng cho thị trường BĐS.
Tiếp tục tập trung nguồn lực và giải quyết vướng mắc về tín dụng ưu đãi và miễn, giảm thuế để đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm đảm bảo an sinh xã hội.
Đối với chính sách về nguồn lực đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các quận, huyện cần khẩn rà soát, tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các trường hợp tồn tại, vi phạm pháp luật của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, báo cáo UBND xem xét quyết định để xử lý.
Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội và UBND các quận, huyện thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở mà không chờ giải quyết xong các tồn tại, vướng mắc, vi phạm pháp luật của chủ đầu tư trong các trường hợp như: dự án đã hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định nhưng vướng vào khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa giải quyết xong, hay thay đổi một phần thiết kế, hoặc quy hoạch...
Ông Hùng cho biết thêm, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ kiến nghị dừng triển khai các dự án không có khả năng kết nối hạ tầng, cung cấp dịch vụ đô thị. Thực hiện nghiêm túc quy định về chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở, kiểm soát chặt chẽ tiến độ cam kết của các chủ đầu tư, của người mua nhà trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hoàn thiện nhà ở, xử lý tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ quan đô thị. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, năm năm và dài hạn, trong đó có chỉ tiêu cụ thể về phát triển nhà ở xã hội.
Theo đó, đối với chính sách về nguồn lực tài chính, các cơ quan Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, Sở Tài chính, Cục thuế Hà Nội và các cơ quan liên quan cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương, khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, giảm tốc độ và tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng cần có lộ trình hợp lý, an toàn.Đề xuất ban hành hệ thống tiêu chí cho vay BĐS đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, cần xây dựng tiêu chí cho vay để hướng các tổ chức tín dụng ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo thu hồi nợ, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ.
Nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà. Đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác bất động sản để tạo thêm nguồn cung cấp vốn ngoài các tổ chức tín dụng cho thị trường BĐS.
Tiếp tục tập trung nguồn lực và giải quyết vướng mắc về tín dụng ưu đãi và miễn, giảm thuế để đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm đảm bảo an sinh xã hội.
Đối với chính sách về nguồn lực đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các quận, huyện cần khẩn rà soát, tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các trường hợp tồn tại, vi phạm pháp luật của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, báo cáo UBND xem xét quyết định để xử lý.
Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội và UBND các quận, huyện thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở mà không chờ giải quyết xong các tồn tại, vướng mắc, vi phạm pháp luật của chủ đầu tư trong các trường hợp như: dự án đã hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định nhưng vướng vào khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa giải quyết xong, hay thay đổi một phần thiết kế, hoặc quy hoạch...
Ông Hùng cho biết thêm, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ kiến nghị dừng triển khai các dự án không có khả năng kết nối hạ tầng, cung cấp dịch vụ đô thị. Thực hiện nghiêm túc quy định về chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở, kiểm soát chặt chẽ tiến độ cam kết của các chủ đầu tư, của người mua nhà trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hoàn thiện nhà ở, xử lý tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ quan đô thị. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, năm năm và dài hạn, trong đó có chỉ tiêu cụ thể về phát triển nhà ở xã hội.
(Theo baocongthuong)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet