Hà Nội: Thiếu trầm trọng quỹ nhà tái định cư phục vụ GPMB | ảnh 1



Phó Chủ tịch yêu cầu các sở, ngành, Ban chỉ đạo GPMB TP cùng các chủ đầu tư cùng có trách nhiệm để "vướng đâu, gỡ đó", không thể tồn tại tình trạng "bức tranh" về quỹ nhà TĐC mãi là các mảnh ghép rời rạc để rồi tiến độ các dự án luôn chậm trong khi nhà TĐC thiếu trầm trọng.

Nhiều vấn đề phải làm rõ

Phó Chủ tịch TP Nguyễn Văn Khôi thẳng thắn nhận định, hiện nay cũng như trong thời gian tới thành phố sẽ thiếu trầm trọng nhà tái định cư. Không chỉ phục vụ cho các dự án của thành phố mà nhiều dự án của quốc gia nằm trên địa bàn yêu cầu lượng nhà TĐC rất lớn. Riêng 3 dự án đường vành đai đã cần 12.800 căn hộ TĐC.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện quỹ nhàcủa thành phố có 1.257 căn hộ chưa sử dụng trong khi đó sơ bộ nhu cầu của năm tới là 6.500 căn. Mặc dù Thành phố đã xác lập tới 9 dự án xây dựng nhà TĐC tập trung (5 dự án do các quận, huyện làm chủ đầu tư; 4 dự án do Sở Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhưng nếu không có những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, làm rõ các vướng mắc, việc đáp ứng nhà TĐC sẽ luôn ở thế bị động. Vì vậy, Phó Chủ tịch TP yêu cầu Sở Xây dựng tổng hợp nhu cầu nhà, đất TĐC, nhu cầu vốn để báo cáo thành phố trong tháng 1/2012.

Qua báo cáo của các quận, huyện làm chủ đầu các dự án nhà TĐC có thể thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án luôn chậm tiến độ do thiếu vốn. Tuy nhiên, thiếu vốn không hoàn toàn do việc cấp vốn từ ngân sách chậm mà còn do các quận, huyện triển khai dự án thiếu bài bản, dẫn đến lúng túng, chậm trễ trong triển khai các bước của dự án đầu tư. Sự chậm trễ này không chỉ ảnh hưởng đến việc hoàn thành quỹ nhà TĐC mà còn khiến cho tổng mức đầu tư của các dự án gia tăng đáng kể. Đơn cử quận Cầu Giấy có tới 3 dự án TĐC điều chỉnh tổng mức đầu tư, 1 dự án khác đang chờ làm thủ tục để điều chỉnh vốn. Cũng tại quận Cầu Giấy, dự án N07 khu 5,3ha Dịch Vọng triển khai từ năm 2001 đến nay vẫn còn dở dang (đơn vị thi công đã xây thô đến tầng thứ 13 từ năm 2006, sau đó dừng lại không thực hiện tiếp). Hiện UBND quận Cầu Giấy đã có văn bản trình Thành phố và các cơ quan chức năng cho phép chấm dứt hợp đồng, thay thế đơn vị thi công (?!).

Tìm giải pháp mới

Trên quan điểm kiên quyết làm rõ các vấn đề liên quan đến các dự án nhà TĐC cũng như nhu cầu thực tế của các dự án GPMB, Phó Chủ tịch TP yêu cầu các chủ đầu tư phải có báo cáo với thành phố, trong đó làm rõ các vấn đề như: tổng vốn đầu tư, lũy kế vốn đến hết năm 2011, nhu cầu vốn năm 2012; quỹ nhà dành cho dự án nào, những khó khăn cần giải quyết; vấn đề điện, nước, khớp nối hạ tầng. Đồng thời, khẳng định, để đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà TĐC cần phải thực hiện nhiều giải pháp. Các quận, huyện đều chờ tiền ngân sách của thành phố mới làm vì vậy cần rà soát xem đơn vị nào mạnh để điều tiết dự án, cân đối năng lực, nếu cần thiết thì thay thế chủ đầu tư. Cùng với việc kiểm tra, đôn đốc, các ngành cần tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách nhằm tổng hợp các nguồn vốn đầu tư, mở rộng phương thức xã hội hóa trong việc tạo lập quỹ nhà TĐC.

Phó Chủ tịch TP cũng yêu cầu các sở, ngành cân nhắc về hai phương án. Một là, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhận dự án xây dựng nhà TĐC bằng vốn ứng trước, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Song song với đó, các ngành khẩn trương xây dựng cơ chế chung hoặc cơ chế riêng cho từng dự án. Hai là, Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp đề xuất khung cơ chế để mua nhà TĐC của các chủ dự án thương mại và nguyên tắc tính giá, trong đó tính đến việc khấu trừ tỷ lệ tiền sử dụng đất, đầu tư hạ tầng..

(Theo KTĐT)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME