Hà Nội: Tiếp tục xây dựng lại chợ Hàng Da
Sau nhiều phiên thảo luận căng thẳng, cuối cùng Hạ viện Mỹ đã quyết định thông qua khoản trợ cấp lên tới 300 tỷ USD cho những người sở hữu bất động sản mất khả năng trả nợ ngân hàng nhằm tránh có thêm những vụ tịch thu tài sản.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra xác minh nội dung khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của một số hộ kinh doanh tại chợ Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Từ năm 2007 đến nay, sau khi nhận được chủ trương xây dựng lại chợ Hàng Da, hơn 500 bà con kinh doanh đồng loạt phản đối việc xây dựng chợ mới và đã khiếu nại đến các cơ quan Trung ương và Hà Nội. Sự việc kéo dài khiến dự án không thể triển khai đúng tiến độ.
Sau quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: Việc các hộ kinh doanh phản ánh UBND quận Hoàn Kiếm thông báo sai quyết định của thành phố Hà Nội về xây dựng chợ Hàng Da thành Trung tâm thương mại và việc phản ánh Phòng Kinh tế Kế hoạch quận Hoàn Kiếm không gia hạn đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là đúng. Vấn đề này UBND quận Hoàn Kiếm đã nhận sai sót và đã sửa.
Một số vấn đề các hộ kinh doanh đề nghị như không đồng ý xây dựng chợ nhiều tầng. Vấn đề này, chủ đầu tư cam kết chỉ xây 4 tầng nổi và 2 tầng hầm như phê duyệt ban đầu.
Bà con không đồng ý với việc kêu gọi doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý chợ là chưa hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá đầu tư. Bà con đề nghị được góp vốn với Nhà nước để xây dựng chợ sẽ thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, các ngành chức năng của thành phố và chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Việc huy động đóng góp vốn của các hộ kinh doanh trong chợ từ những năm 1989 đến 1992, Thanh tra Chính phủ thấy bản chất của việc đóng góp vốn là sự thoả thuận ứng trước tiền thuê địa điểm kinh doanh để cải tạo, xây dựng chợ sau đó được khấu trừ dần vào tiền thuê địa điểm kinh doanh hàng năm.
Tính đến 30/4/1997, các hộ được huy động vốn đã hết thời hạn được miễm tiền thuê địa điểm, được ký lại hợp đồng 1 năm/1 lần và phải nộp tiền thuê diện tích kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, UBND quận Hoàn Kiếm và chủ đầu tư đã có chủ trương xem xét để hỗ trợ thêm cho các trường hợp này.
Việc các hộ kinh doanh đề nghị thông báo trước dự kiến bố trí địa điểm kinh doanh khi chợ xây dựng xong, tiền thuê, thời gian thuê, các khoản thu, điều chỉnh giá thuê.. các ngành, các cấp của thành phố Hà Nội cùng chủ đầu tư đã và đang xem xét giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh.
Chợ Hàng Da (Hà Nội) |
Từ năm 2007 đến nay, sau khi nhận được chủ trương xây dựng lại chợ Hàng Da, hơn 500 bà con kinh doanh đồng loạt phản đối việc xây dựng chợ mới và đã khiếu nại đến các cơ quan Trung ương và Hà Nội. Sự việc kéo dài khiến dự án không thể triển khai đúng tiến độ.
Sau quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: Việc các hộ kinh doanh phản ánh UBND quận Hoàn Kiếm thông báo sai quyết định của thành phố Hà Nội về xây dựng chợ Hàng Da thành Trung tâm thương mại và việc phản ánh Phòng Kinh tế Kế hoạch quận Hoàn Kiếm không gia hạn đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là đúng. Vấn đề này UBND quận Hoàn Kiếm đã nhận sai sót và đã sửa.
Một số vấn đề các hộ kinh doanh đề nghị như không đồng ý xây dựng chợ nhiều tầng. Vấn đề này, chủ đầu tư cam kết chỉ xây 4 tầng nổi và 2 tầng hầm như phê duyệt ban đầu.
Bà con không đồng ý với việc kêu gọi doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý chợ là chưa hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá đầu tư. Bà con đề nghị được góp vốn với Nhà nước để xây dựng chợ sẽ thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, các ngành chức năng của thành phố và chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Việc huy động đóng góp vốn của các hộ kinh doanh trong chợ từ những năm 1989 đến 1992, Thanh tra Chính phủ thấy bản chất của việc đóng góp vốn là sự thoả thuận ứng trước tiền thuê địa điểm kinh doanh để cải tạo, xây dựng chợ sau đó được khấu trừ dần vào tiền thuê địa điểm kinh doanh hàng năm.
Tính đến 30/4/1997, các hộ được huy động vốn đã hết thời hạn được miễm tiền thuê địa điểm, được ký lại hợp đồng 1 năm/1 lần và phải nộp tiền thuê diện tích kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, UBND quận Hoàn Kiếm và chủ đầu tư đã có chủ trương xem xét để hỗ trợ thêm cho các trường hợp này.
Việc các hộ kinh doanh đề nghị thông báo trước dự kiến bố trí địa điểm kinh doanh khi chợ xây dựng xong, tiền thuê, thời gian thuê, các khoản thu, điều chỉnh giá thuê.. các ngành, các cấp của thành phố Hà Nội cùng chủ đầu tư đã và đang xem xét giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh.
Theo TTXVN
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet