Hà Nội: Ưu tiên đầu tư các dự án giao thông trọng điểm
Ngày 20/12, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi đã làm việc với các sở, ngành bàn về đề cương xây dựng đồng bộ các dự án giao thông, hạ tầng đô thị giai đoạn 2011-2015.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết hiện tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt 7-8% trong khi quy chuẩn phải 20-26%. Hệ thống đường chưa đồng bộ, chưa khép kín nên chưa phát huy hiệu quả, chưa tách được giao thông đối ngoại, giao thông ngoại tỉnh vào trung tâm thành phố. Vận tải hành khách công cộng mới đáp ứng được 20%, giao thông tĩnh đáp ứng được 10%...
5 năm tới, vận tải khách công cộng vẫn chủ yếu là buýt vì nhiều dự án đường sắt đô thị chưa hoàn thành. Do đó, theo ông Hùng, thành phố cần tăng quỹ đất dành cho giao thông khoảng 0,8-1,5% mỗi năm, để đến năm 2015, quỹ đất cho giao thông đạt 11-12%, cuối 2020 đạt 20%.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đề xuất cần tập trung phát triển các tuyến giao thông chính; hoàn chỉnh khép kín đường vành đai 1, 2, 3, xây dựng các tuyến hướng tâm qua vành đai để bố trí phương tiện vượt tuyến không đi đường đô thị; tập trung xây bến bãi trong nội đô, nhất là các bãi đỗ xe cao tầng hiện đại.
Đồng tình với quan điểm của Sở Giao thông Vận tải, đại diện Viện Quy hoạch Hà Nội cho rằng, phát triển mạng lưới giao thông cần ưu tiên hoàn thiện các tuyến vành đai và hệ thống đường kết nối, đi đôi với đó là quy hoạch hệ thống cầu đường bộ và hệ thống bến, bãi đỗ xe hợp lý.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh mục đích của việc xây dựng đề án phát triển hạ tầng giao thông đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đô thị, giảm ùn tắc giao thông, đầu tư hạ tầng kết nối các đô thị vệ tinh để từng bước phân bố lại dân cư một cách hợp lý, theo quy hoạch chung của thành phố.
Theo đó, Phó chủ tịch giao Sở Giao thông Vận tải yêu cầu trong 5 năm tới phải hoàn chỉnh các đường vành đai 1, 2, 3 và triển khai mạnh các đường vành đai 4 và 5, đặc biệt ưu tiên triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và buýt nhanh nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Hiện các tuyến vành đai của Hà Nội vẫn dang dở, mới khép kín khoảng 50% tuyến. Một số đoạn tuyến vành đai 1 chậm triển khai qua nhiều năm như Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu - Voi Phục.
5 năm tới, vận tải khách công cộng vẫn chủ yếu là buýt vì nhiều dự án đường sắt đô thị chưa hoàn thành. Do đó, theo ông Hùng, thành phố cần tăng quỹ đất dành cho giao thông khoảng 0,8-1,5% mỗi năm, để đến năm 2015, quỹ đất cho giao thông đạt 11-12%, cuối 2020 đạt 20%.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đề xuất cần tập trung phát triển các tuyến giao thông chính; hoàn chỉnh khép kín đường vành đai 1, 2, 3, xây dựng các tuyến hướng tâm qua vành đai để bố trí phương tiện vượt tuyến không đi đường đô thị; tập trung xây bến bãi trong nội đô, nhất là các bãi đỗ xe cao tầng hiện đại.
Đồng tình với quan điểm của Sở Giao thông Vận tải, đại diện Viện Quy hoạch Hà Nội cho rằng, phát triển mạng lưới giao thông cần ưu tiên hoàn thiện các tuyến vành đai và hệ thống đường kết nối, đi đôi với đó là quy hoạch hệ thống cầu đường bộ và hệ thống bến, bãi đỗ xe hợp lý.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh mục đích của việc xây dựng đề án phát triển hạ tầng giao thông đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đô thị, giảm ùn tắc giao thông, đầu tư hạ tầng kết nối các đô thị vệ tinh để từng bước phân bố lại dân cư một cách hợp lý, theo quy hoạch chung của thành phố.
Theo đó, Phó chủ tịch giao Sở Giao thông Vận tải yêu cầu trong 5 năm tới phải hoàn chỉnh các đường vành đai 1, 2, 3 và triển khai mạnh các đường vành đai 4 và 5, đặc biệt ưu tiên triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và buýt nhanh nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Hiện các tuyến vành đai của Hà Nội vẫn dang dở, mới khép kín khoảng 50% tuyến. Một số đoạn tuyến vành đai 1 chậm triển khai qua nhiều năm như Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu - Voi Phục.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet