Hoàn thành huy động vốn cho dự án ĐH Quốc gia Hà Nội
Hoàn thành kế hoạch huy động vốn vào cuối năm 2011 là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối với dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
Theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/01/2010, ĐHQGHN quy mô 1.130ha, trong đó khu vực xây dựng 1000ha, khu vực cây xanh dọc QL21 và đường Láng - Hòa Lạc khoảng 130ha. Quy mô đào tạo của ĐHQGHN tới năm 2020 là 6 vạn sinh viên và khả năng dung nạp tối đa sau năm 2020 là 10 vạn sinh viên.
Trước đó, cuối năm 1990, nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng quy mô, cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, Chính phủ đã chủ trương đầu tư xây dựng mới ĐHQGHN tại Hòa Lạc và giao cho ĐHQGHN làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển ĐHQGHN trở thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao và đảm bảo gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn, với thời gian thực hiện dự kiến hơn 10 năm, bao gồm nhiều hạng mục công trình phục vụ hoạt động của các khoa, trường, viện nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN. Do vậy, đến năm 2008, Chính phủ đã quyết định chuyển giao Bộ Xây dựng đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư dự án nhằm phát huy thế mạnh trong thi công các công trình trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Nhận thức rõ những thuận lợi cũng như những đặc thù của dự án, ngay sau khi tiếp nhận, Bộ Xây dựng đã rà soát hồ sơ, tình hình thực hiện, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kiện toàn bộ máy BQLDA và hình thành cơ chế phối hợp với trường ĐHQGHN (đơn vị thụ hưởng) nhằm bảo đảm hiệu quả của dự án. Bộ Xây dựng cũng chỉ đạo tổ chức rà soát các quy hoạch đã được lập và nghiên cứu, điều chỉnh, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch xây dựng 1/2000 của dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Đây là cơ sở nền tảng quan trọng để tổ chức lập kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng, cân đối nhu cầu ngân sách và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Đến nay, Bộ Xây dựng vẫn luôn thể hiện quyết tâm phấn đấu thi đua, vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận: Việc động thổ, khởi công tuyến đường 11 (dự án thành phần đầu tiên của dự án ĐHQGHN do TCty LICOGI đảm nhiệm thi công) đúng tiến độ đã khẳng định quyết tâm của chủ đầu tư - Bộ Xây dựng, của trường ĐHQGHN, UBND TP Hà Nội nói chung, UBND huyện Thạch Thất nói riêng và của nhà thầu đối với dự án.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: ĐHQGHN là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu có quy mô và chất lượng cao nhất cả nước. Với các đơn vị trực thuộc có thế mạnh, kinh nghiệm đầu tư, thi công xây lắp các công trình trọng điểm, với lợi thế về quản lý nhà nước ngành Xây dựng, chủ đầu tư - Bộ Xây dựng phải làm dự án nhanh, bảo đảm chất lượng. Đặc biệt, kể từ thời điểm động thổ, khởi công tuyến đường 11 thuộc ĐHQGHN, dự án không được chậm trễ. Nếu có những khó khăn vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền của Bộ Xây dựng thì Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời tháo gỡ, để dự án được triển khai vừa bảo đảm tiến độ, chất lượng, vừa bảo đảm khuôn khổ luật pháp. Hàng tháng, Bộ Xây dựng chỉ đạo BQLDA báo cáo tiến độ với Bộ và hàng quý, Bộ phải báo cáo tiến độ dự án với Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu: Đến cuối năm 2011, chậm nhất đầu năm 2012, Bộ Xây dựng phải hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch huy động vốn đầu tư cho dự án ĐHQGHN. Vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn và không phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.
Về phía đơn vị hưởng thụ, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo trường ĐHQGHN phối với chủ đầu tư và BQLDA điều chỉnh các dự án thành phần đồng thời thống nhất kịch bản triển khai đồng loạt các dự án thành phần hay xác định các dự án ưu tiên bố trí vốn đầu tư trước và thi công cuốn chiếu… Trên cơ sở đó, trường có lộ trình chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp quản, vận hành dự án trong từng thời kỳ tương ứng.
Trước đó, cuối năm 1990, nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng quy mô, cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, Chính phủ đã chủ trương đầu tư xây dựng mới ĐHQGHN tại Hòa Lạc và giao cho ĐHQGHN làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển ĐHQGHN trở thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao và đảm bảo gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn, với thời gian thực hiện dự kiến hơn 10 năm, bao gồm nhiều hạng mục công trình phục vụ hoạt động của các khoa, trường, viện nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN. Do vậy, đến năm 2008, Chính phủ đã quyết định chuyển giao Bộ Xây dựng đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư dự án nhằm phát huy thế mạnh trong thi công các công trình trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Nhận thức rõ những thuận lợi cũng như những đặc thù của dự án, ngay sau khi tiếp nhận, Bộ Xây dựng đã rà soát hồ sơ, tình hình thực hiện, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kiện toàn bộ máy BQLDA và hình thành cơ chế phối hợp với trường ĐHQGHN (đơn vị thụ hưởng) nhằm bảo đảm hiệu quả của dự án. Bộ Xây dựng cũng chỉ đạo tổ chức rà soát các quy hoạch đã được lập và nghiên cứu, điều chỉnh, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch xây dựng 1/2000 của dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Đây là cơ sở nền tảng quan trọng để tổ chức lập kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng, cân đối nhu cầu ngân sách và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Đến nay, Bộ Xây dựng vẫn luôn thể hiện quyết tâm phấn đấu thi đua, vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận: Việc động thổ, khởi công tuyến đường 11 (dự án thành phần đầu tiên của dự án ĐHQGHN do TCty LICOGI đảm nhiệm thi công) đúng tiến độ đã khẳng định quyết tâm của chủ đầu tư - Bộ Xây dựng, của trường ĐHQGHN, UBND TP Hà Nội nói chung, UBND huyện Thạch Thất nói riêng và của nhà thầu đối với dự án.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: ĐHQGHN là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu có quy mô và chất lượng cao nhất cả nước. Với các đơn vị trực thuộc có thế mạnh, kinh nghiệm đầu tư, thi công xây lắp các công trình trọng điểm, với lợi thế về quản lý nhà nước ngành Xây dựng, chủ đầu tư - Bộ Xây dựng phải làm dự án nhanh, bảo đảm chất lượng. Đặc biệt, kể từ thời điểm động thổ, khởi công tuyến đường 11 thuộc ĐHQGHN, dự án không được chậm trễ. Nếu có những khó khăn vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền của Bộ Xây dựng thì Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời tháo gỡ, để dự án được triển khai vừa bảo đảm tiến độ, chất lượng, vừa bảo đảm khuôn khổ luật pháp. Hàng tháng, Bộ Xây dựng chỉ đạo BQLDA báo cáo tiến độ với Bộ và hàng quý, Bộ phải báo cáo tiến độ dự án với Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu: Đến cuối năm 2011, chậm nhất đầu năm 2012, Bộ Xây dựng phải hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch huy động vốn đầu tư cho dự án ĐHQGHN. Vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn và không phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.
Về phía đơn vị hưởng thụ, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo trường ĐHQGHN phối với chủ đầu tư và BQLDA điều chỉnh các dự án thành phần đồng thời thống nhất kịch bản triển khai đồng loạt các dự án thành phần hay xác định các dự án ưu tiên bố trí vốn đầu tư trước và thi công cuốn chiếu… Trên cơ sở đó, trường có lộ trình chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp quản, vận hành dự án trong từng thời kỳ tương ứng.
Theo đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Lạc là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của thủ đô. Đô thị Hòa Lạc (nằm ở cửa ngõ phía tây Hà Nội, với cốt lõi là ĐHQGHN) có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo, đến năm 2030 dân số đô thị khoảng 60 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 18 nghìn ha. |
(Theo Báo Xây dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet