Khánh Hòa: Có hay không dự án sân golf trá hình?
Trong khi người dân mất đất lúa vì dự án sân golf, các dự án hoặc “treo”, hoặc đã đưa vào sử dụng nhưng chưa khai thác hiệu quả, thì tại Khánh Hòa lại tiếp tục có những dự án sân golf mới. Câu hỏi được đặt ra tại nơi đây đó là: Có hay không các dự án sân golf trá hình?
Ông Hoàng Hiến, thôn Cửu Lợi 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa trên cánh đồng lúa đã bị thu hồi làm sân golf. Ảnh: Dân Việt
Vào năm 2010, một số nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã nhận tiền đền bù, giao đất ruộng để triển khai dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh thuộc nhà đầu tư là công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nha Trang. Hiện trạng của dự án sân golf thời điểm này chỉ mới trong giai đoạn đầu thi công, nghĩa là hai năm qua, nhiều nông dân chấp nhận bỏ đất hoang, một số nông dân được phép canh tác cũng không dám đầu tư cho thửa ruộng, bởi nếu như dự án triển khai, ruộng buộc phải bị thu hồi.Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh có quy mô 170 ha, trong đó có 5 ha từ đất lúa chuyển sang. Diện tích đất lúa đối với nông dân trong vùng là nguồn thu nhập chính. Điều mà nhiều nông dân lo ngại là quy hoạch dự án sân golf, không hiểu sao, đất giao dự án lại bao bọc diện tích đất lúa còn lại. Nghề nông đối với nông dân trong vùng trở nên rất chông chênh.
“Sau này sẽ khó khăn, nhưng chuyện tới đâu hay tới đó. Mình làm ruộng mấy đời rồi, cầu có ruộng mà làm, không nghề nên thấy vậy cũng tiếc”, ông Ngô Văn Tĩnh, thôn Cửu Lợi 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa nói.
Trong số 5 dự án sân solf tỉnh Khánh Hòa, chỉ có 2 sân golf đi vào hoạt động, các dự án còn lại đều chậm triển khai. Có dự án như dự án xây dựng sân golf khu nghỉ dưỡng và câu lạc bộ du thuyền, quy mô hàng trăm ha đất của công ty cổ phần đầu tư du lịch Cam Lập, được UBND tỉnh Khánh Hòa thông báo thỏa thuận địa điểm từ tháng 1/2007, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tháng 9/2008 nhưng vẫn không triển khai các thủ tục tiếp theo, đặc biệt là chứng minh năng lực tài chính.
Điều đáng nói là, trong khi các dự án sân golf trước đây chưa phát huy hiệu quả thì mới đây, Khánh Hòa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư bổ sung thêm 4 dự án sân golf. Câu hỏi đặt ra là: Với vùng đất có lợi thế phát triển du lịch như Khánh Hòa, bao nhiêu sân golf là đủ? Các dự án sân golf đã đi vào hoạt động, hiệu quả ra sao? Quan trọng nhất là, cuộc sống người dân trong vùng dự án có được cải thiện hay không?...
Thực tế gần đây ở nhiều địa phương cho thấy, các sân golf thường chỉ là một phần của các dự án lớn, trong đó bao gồm cả việc xây dựng sân golf với các khu du lịch, trung tâm thương mại, nhà biệt thự. Lúng túng trong quy hoạch sân golf cũng xuất phát từ điều này. Trong năm 2011, theo kết quả kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 90 dự án sân golf trên cả nước, chỉ có 21 dự án là kinh doanh sân golf, còn lại 69 dự án kết hợp kinh doanh sân golf với bất động sản, du lịch. Có hay không dự án sân golf trá hình là điều mà ngay cả những nông dân trong vùng dự án cũng đặt ra...
Vào năm 2010, một số nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã nhận tiền đền bù, giao đất ruộng để triển khai dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh thuộc nhà đầu tư là công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nha Trang. Hiện trạng của dự án sân golf thời điểm này chỉ mới trong giai đoạn đầu thi công, nghĩa là hai năm qua, nhiều nông dân chấp nhận bỏ đất hoang, một số nông dân được phép canh tác cũng không dám đầu tư cho thửa ruộng, bởi nếu như dự án triển khai, ruộng buộc phải bị thu hồi.Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh có quy mô 170 ha, trong đó có 5 ha từ đất lúa chuyển sang. Diện tích đất lúa đối với nông dân trong vùng là nguồn thu nhập chính. Điều mà nhiều nông dân lo ngại là quy hoạch dự án sân golf, không hiểu sao, đất giao dự án lại bao bọc diện tích đất lúa còn lại. Nghề nông đối với nông dân trong vùng trở nên rất chông chênh.
“Sau này sẽ khó khăn, nhưng chuyện tới đâu hay tới đó. Mình làm ruộng mấy đời rồi, cầu có ruộng mà làm, không nghề nên thấy vậy cũng tiếc”, ông Ngô Văn Tĩnh, thôn Cửu Lợi 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa nói.
Trong số 5 dự án sân solf tỉnh Khánh Hòa, chỉ có 2 sân golf đi vào hoạt động, các dự án còn lại đều chậm triển khai. Có dự án như dự án xây dựng sân golf khu nghỉ dưỡng và câu lạc bộ du thuyền, quy mô hàng trăm ha đất của công ty cổ phần đầu tư du lịch Cam Lập, được UBND tỉnh Khánh Hòa thông báo thỏa thuận địa điểm từ tháng 1/2007, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tháng 9/2008 nhưng vẫn không triển khai các thủ tục tiếp theo, đặc biệt là chứng minh năng lực tài chính.
Điều đáng nói là, trong khi các dự án sân golf trước đây chưa phát huy hiệu quả thì mới đây, Khánh Hòa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư bổ sung thêm 4 dự án sân golf. Câu hỏi đặt ra là: Với vùng đất có lợi thế phát triển du lịch như Khánh Hòa, bao nhiêu sân golf là đủ? Các dự án sân golf đã đi vào hoạt động, hiệu quả ra sao? Quan trọng nhất là, cuộc sống người dân trong vùng dự án có được cải thiện hay không?...
Thực tế gần đây ở nhiều địa phương cho thấy, các sân golf thường chỉ là một phần của các dự án lớn, trong đó bao gồm cả việc xây dựng sân golf với các khu du lịch, trung tâm thương mại, nhà biệt thự. Lúng túng trong quy hoạch sân golf cũng xuất phát từ điều này. Trong năm 2011, theo kết quả kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 90 dự án sân golf trên cả nước, chỉ có 21 dự án là kinh doanh sân golf, còn lại 69 dự án kết hợp kinh doanh sân golf với bất động sản, du lịch. Có hay không dự án sân golf trá hình là điều mà ngay cả những nông dân trong vùng dự án cũng đặt ra...
(Theo VTV)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet